Động lực phát triển năng lượng sinh khối
Phát triển năng lượng sinh khối có thể giúp cải thiện chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, biển.... Việt Nam cũng là đất nước có nguồn năng lượng sinh khối lớn, thông qua phụ phẩm thải ra từ rừng, biển, nông nghiệp, công nghiệp.... Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng sinh khối vẫn đang lãng phí và còn gặp nhiều khó khăn.
Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp như rơm, rạ, bã mía..., phế phẩm lâm nghiệp như lá khô, vụn gỗ, giấy vụn, khí mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý hay phân từ các trang trại chăn nuôi.... Sinh khối có thể chuyển thành các dạng nhiên liệu lỏng như metanol, etanol dùng trong các động cơ đốt trong, hay thành dạng khí biogas dùng trong các gia đình... Theo số liệu từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tiềm năng năng lượng sinh khối của Việt Nam vô cùng phong phú và có trữ lượng lớn. Cụ thể, tiềm năng sinh khối từ gỗ củi đã vào khoảng 10,6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2010 và có thể đạt 14,6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030; phế thải từ nông nghiệp đạt khoảng 16,8 triệu tấn năm 2010 và có thể đạt 20,6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030; từ rác thải đô thị vào khoảng 0,64 triệu tấn vào năm 2010 và 1,5 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030... Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, đây là tiềm năng lớn, ngoài việc giúp tận dụng nguồn năng lượng sạch cho sinh hoạt, phát điện, giải quyết vấn đề chất thải ô nhiễm môi trường, còn có thể cải thiện đời sống cho người dân. Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng – doanh nghiệp chuyên thu gom rác thải sinh hoạt, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp để sản xuất thành nhiên liệu đốt công nghiệp và đốt phát điện cho biết, doanh nghiệp này có năng lực cung cấp từ 3.000 – 5.000 tấn “sản phẩm rác”/tháng và tiến tới cung cấp cho các nhà máy điện, lò hơi tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, theo ông Trương Đồng Tâm, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm sinh khối còn hạn chế nên chưa tạo điều kiện để khai thác, thu gom, chế biến, sản xuất, vận chuyển. Trong khi đó, doanh nghiệp loại hình này chưa được hưởng những quyền lợi thiết thực về vốn đầu tư, đất đai xây dựng, lãi suất.... Chính điều này làm cho năng lượng sinh khối chưa phát triển đúng với tiềm năng thực tế và chưa thực sự đi sâu vào đời sống xã hội. Đơn cử như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 2 thành phố có lượng rác thải phát thải lên tới hàng nghìn tấn mỗi ngày, nhưng phần lớn nguồn rác thải này lại đang xử lý theo chôn lấp. Theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hà Nội, với năng lượng sinh khối, theo tính toán, hàng năm trên địa bàn thành phố có thể khai thác khoảng 70,8 nghìn tấn gỗ củi, tương đương 24,8 kTOE và hơn 1.180 nghìn tấn phụ phẩm nông nghiệp, tương đương 338,5 kTOE.Trong đó, chỉ có khoảng 21% phụ phẩm nông nghiệp được sử dụng làm nhiên liệu, phần còn lại được sử dụng cho các mục đích khác, như làm nấm và cho trâu bò ăn hoặc đốt bỏ ngay tại ruộng. Việc này đang vừa gây lãng phí năng lượng vừa ô nhiễm cho môi trường.
Với chất thải rắn sinh hoạt, ông Thăng cho biết, mỗi năm, Hà Nội phát sinh 5.370 tấn; song năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn này đến các khu xử lý tập trung chỉ đạt 72%. Còn tại Tp. Hồ Chí Minh, theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, trong những năm qua, thành phố đã có nhiều dự án đầu tư xử lý chất thải rắn kết hợp phát điện được nghiên cứu, nhưng đến nay, mới chỉ có 1 dự án đầu tư xây dựng xử lý chất thải rắn có kết hợp thu hồi năng lượng để phát điện đã đi vào hoạt động là Nhà máy điện rác Gò Cát, với tổng công suất lắp đặt là 2,4 MW. Hiện đề án “Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035” có đề cập giai đoạn đến 2025 đưa vào vận hành nhà máy phát điện từ nguồn đốt chất thải rắn với tổng công suất dự kiến khoảng 30 MW và giai đoạn sau năm 2025 có thêm một nhà máy vận hành với tổng công suất dự kiến khoảng 45 MW. Từ thực tế một doanh nghiệp chuyên thu gom xử lý rác thải thành nhiên liệu đốt công nghiệp và đốt phát điện, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng Trương Đồng Tâm kiến nghị, để tăng cường sử dụng sản phẩm này, các nhà khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp hoạt động khoa học cần tìm hiểu, nghiên cứu chế tạo ra các thiết bị sản xuất năng lượng sinh khối. Đồng thời sử dụng năng lượng sinh khối theo hướng tiết kiệm nhiên liệu, gia tăng giá trị hàng hoá, rút ngắn quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm và năng lượng một cách thiết thực cụ thể, hiệu quả hơn. Cùng với đó, Nhà nước có cơ chế về tài chính, tín dụng đối với việc phát triển năng lượng sinh khối như ưu đãi về lãi suất cho vay, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, không chịu thuế giá trị gia tăng với sản phẩm sinh khối như mùn cưa, dăm gỗ, cành ngọn, gốc rễ cây... Trong các thiết bị công nghệ năng lượng sinh khối hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, có thể tập trung phát triển một số công nghệ như các bếp cải tiến, sấy và phát điện dùng sinh khối, khí sinh học...giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Chủ tịch Hiệp hôi Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cho hay, vấn đề ở đây là sử dụng sao cho hiệu quả, giảm chi phí và tăng hiệu suất để lượng điện, năng lượng tạo ra càng nhiều. Cần phải tiếp tục điều tra khảo sát các phụ phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, biển, chất thải ở nông thôn, thành thị, vùng miền mỗi năm là bao nhiêu tấn các loại chất thải này. Trên cơ sở đó, lựa chọn các công nghệ để dùng nhiên liệu này cho việc phát điện, hoặc dùng vào các ngành công nghiệp khác cho hiệu quả nhất.../.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tận dụng sinh khối nhằm giảm thiểu hoạt động đốt ngoài trời
14:18' - 23/11/2017
Thành phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với một trong những vấn đề lớn là việc đốt rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp.
-
DN cần biết
Sóc Trăng quy hoạch phát triển điện sinh khối
18:37' - 30/08/2017
Ngày 30/8, đoàn công tác của Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu đã có buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng về quy hoạch phát triển điện sinh khối tỉnh Sóc Trăng.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên chính thức hòa lưới điện quốc gia
14:56' - 02/04/2017
Ngày 2/4, Công ty TNHH Công nghiệp KCP (100% vốn Ấn Độ) chính thức hòa lưới điện Quốc gia giai đoạn 1 Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ