Đột phá trong Sách Trắng về công nghệ 6G của Trung Quốc
Trung Quốc mới đây công bố Sách Trắng về Mạng Viễn thông Thế hệ thứ sáu (6G). Một tài liệu do Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) vừa công bố cho biết, mạng 6G ở Trung Quốc sẽ xuất hiện vào năm 2030. Sách Trắng mô tả tám lĩnh vực sử dụng tiềm năng cho công nghệ 6G, cũng như 10 công nghệ chủ chốt.
Đột phá trong truyền thông
6G là thế hệ tiếp theo của mạng viễn thông. Công nghệ này đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn nào xác định các thông số cụ thể của 6G. Truyền thông thế hệ thứ sáu được kỳ vọng sẽ cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn hàng chục lần so với tốc độ cao nhất của 5G. Theo đó, công nghệ này sẽ tạo ra một bước đột phá trong việc phát triển các giải pháp mới nhất trong lĩnh vực truyền thông và số hóa.
Trung Quốc ngay từ năm 2019 đã là quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố bắt đầu nghiên cứu, phát triển mạng 6G. Sách Trắng hiện tại là kết quả thiết thực đầu tiên trong việc nghiên cứu, trở thành kim chỉ nam mô tả các hướng khả thi cho sự phát triển công nghệ. Sau đó, những điểm chuẩn này sẽ được tất cả những doanh nghiệp tham gia thị trường sử dụng.
Ttrong khi hầu hết các hãng viễn thông vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai mạng 5G, tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei năm 2019 đã bắt đầu nghiên cứu các giải pháp mạng 6G tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của hãng ở Ottawa, Canada. Huawei đang cộng tác chặt chẽ với 13 trường đại học và viện nghiên cứu về phát triển mạng 6G cũng như các ứng dụng của mạng lưới này.
Theo cuốn Sách Trắng, 6G sẽ cho phép phát triển rộng rãi các dịch vụ nhập vai, công nghệ thực tế mở rộng (XR), bao gồm thực tế ảo và thực tế tăng cường, dịch vụ truyền thông ba chiều, dịch vụ y tế từ xa và công nghệ giao thông thông minh.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trích dẫn lời các đại diện trong ngành, Sách Trắng 6G bù đắp cho những thiếu sót công nghệ tồn tại trong các mạng thế hệ thứ năm. Người ta cho rằng 6G sẽ phát triển trong dải tần terahertz và trong phổ khả kiến (phổ có thể nhìn thấy được).
Vai trò đi đầu trong công nghệ của Trung Quốc
Hiện tại, Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong thị trường truyền thông di động toàn cầu. Trung Quốc có hơn 4 triệu trạm thu phát 4G và hơn 800.000 trạm 5G. Số lượng thuê bao 5G lớn nhất cũng ở Trung Quốc.
Tại nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ và EU, sự phát triển 5G bị cản trở do các vấn đề chưa được giải quyết về sự thiếu hụt phổ tần số, cũng như mâu thuẫn chính trị giữa các quốc gia về khả năng cấp phép sử dụng sản phẩm cho các nhà cung cấp. Đồng thời, rõ ràng 5G không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu hiện tại, và hơn nữa là các nhu cầu trong tương lai của xã hội, khoa học và kinh doanh.
Đó là lý do tại sao người ta tích cực suy nghĩ về sự phát triển của 6G ngay bây giờ. Tổng biên tập ấn phẩm 5G Communication, Deng Zhiqiang, cho rằng sự ra đời của công nghệ này sẽ khiến nhiều thứ trở nên khả thi.
Trong lĩnh vực 5G, Mỹ đã mất đi vị trí dẫn đầu về công nghệ - điều khiến Washington không khỏi lo ngại. Washington tuyên bố áp đặt các biện pháp chế tài đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.
Cạnh tranh gay gắt
Washington bắt đầu theo đuổi 6G, dù vẫn chưa kịp để thực sự thiết lập 5G. Liên minh “Next G Alliance” được thành lập, bao gồm những "gã khổng lồ" kinh doanh công nghệ phương Tây như Qualcomm, Apple, AT&T, Google.
Các công ty này được kỳ vọng sẽ giúp khôi phục và nâng cao vị thế dẫn đầu của Mỹ trong công nghệ truyền thông thế hệ thứ sáu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích lũy đủ năng lực về 5G và có thể mở rộng phát triển lên thành 6G, do đó sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa hai quốc gia.
Cả Trung Quốc và Mỹ đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Ví dụ, Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc sản xuất chip và vi mạch điện tử cần thiết cho việc sản xuất thiết bị viễn thông. Ngược lại, Trung Quốc có khả năng mở rộng quy mô sản xuất tốt nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Sự phân cực của công nghệ không có lợi cho người tiêu dùng. Kinh nghiệm đã chỉ ra sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn và hợp tác công nghệ giúp sản phẩm có thể làm việc hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên, từ quan điểm của sự phân cực nhu cầu của các yếu tố khác nhau, mạng 6G có thể là một giải pháp tuyệt vời, thể hiện đầy đủ cơ hội công nghệ để đáp ứng lợi ích của nhiều người dùng, cả về tốc độ truyền dữ liệu, độ tin cậy và kết nối mạng nhiều lớp./.
- Từ khóa :
- mỹ
- trung quốc
- 6g
- 5g
- mạng 5g
- mạng 6g
- cuộc chiến công nghệ mỹ trung
Tin liên quan
-
Công nghệ
Hàn Quốc: KT và Samsung Electronics ra mắt mạng viễn thông khẩn cấp quốc gia
07:39' - 01/05/2021
Tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc (KT Corp) đã kết hợp với tập đoàn Samsung Electronics cho ra mắt mạng liên lạc viễn thông khẩn cấp quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cần chi 300 tỷ euro cho hạ tầng viễn thông nếu muốn triển khai mạng 5G
18:02' - 25/03/2021
Theo Công ty tư vấn BCG, EU cần bơm 300 tỷ euro (355 tỷ USD) vào cơ sở hạ tầng viễn thông vào năm 2025 nếu muốn triển khai mạng di động thế hệ thứ năm (5G) siêu nhanh trên 27 quốc gia thành viên.
-
Công nghệ
Mỹ tiếp tục hủy quyền dịch vụ viễn thông với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc
08:41' - 22/03/2021
Mỹ đã khởi động những nỗ lực nhằm hủy quyền cung cấp dịch vụ viễn thông tại nước này đối với các công ty China Unicom Americas, Pacific Networks và ComNet.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.