Đột phá trong sản xuất năng lượng sạch từ phản ứng nhiệt hạch
Kết quả này có thể đem lại hy vọng phát triển một nguồn năng lượng sạch mới trong tương lai.
Nhóm chuyên gia đã tiến hành thí nghiệm tại một cơ sở ở California trong tháng 8 này. Theo đó, họ tập trung chiếu gần 200 tia laser vào một điểm nhỏ để tạo ra một vụ nổ năng lượng lớn gấp 8 lần so với các vụ nổ từng được tạo ra trước đây.
Mặc dù nguồn năng lượng này chỉ tồn tại trong một thời gian cực ngắn - 100 phần nghìn tỷ giây, nhưng kết quả thử nghiệm đã đưa các nhà khoa học tiến gần hơn đến điểm đánh lửa của phản ứng nhiệt hạch - thời điểm năng lượng được tạo ra nhiều hơn năng lượng sử dụng trong phản ứng.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch là quá trình 2 hạt nhân nguyên tử trở lên hợp lại với nhau để tạo nên một hạt nhân mới nặng hơn. Cùng với quá trình này là sự giải phóng năng lượng hay hấp thụ năng lượng tùy thuộc khối lượng của hạt nhân tham gia.
Trong thí nghiệm trên, các nhà khoa học đã kết hợp 2 đồng vị hydro để tạo ra khí heli. Quá trình này xảy ra tương tự ở các ngôi sao, trong đó có Mặt trời.
Một số nhà khoa học coi phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng tiềm năng trong tương lai bởi quá trình tạo ra năng lượng ít chất thải và không tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bà Kim Budil, Giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore - đơn vị quản lý cơ sở tiến hành thí nghiệm nói trên - cùng với một số chuyên gia khác đánh giá kết quả thí nghiệm "là một bước tiến lịch sử trong nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch".
Tuy nhiên, đồng Giám đốc trung tâm nghiên cứu lĩnh vực này thuộc trường Imperial College London, ông Jeremy Chittenden cho rằng để biến nguồn năng lượng nhiệt hạch trên thành năng lượng tái tạo có thể sử dụng được trong tương lai là điều không dễ dàng, đòi hỏi quá trình lâu dài và phải khắc phục được nhiều vấn đề kỹ thuật./.
- Từ khóa :
- Mỹ
- năng lượng sạch
- phản ứng nhiệt hạch
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nga phát triển tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân
12:41' - 12/10/2020
Nga đã lên kế hoạch chi hơn 4 tỷ rubles (hơn 54 triệu USD) cho việc phát triển một tàu vũ trụ được trang bị lò phản ứng hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng
11:39'
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố; khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.