Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022
Ngày 19/4, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn hỗn hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của ngân hàng thêm 70 tỷ USD trong 10 năm, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.
Các khoản đóng góp tự nguyện đã được công bố tại Hội nghị mùa Xuân của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington (Mỹ). Đây là đợt tăng vốn lớn nhất cho WB, kể từ khi Mỹ và các cổ đông khác mở rộng sứ mệnh của ngân hàng này ra ngoài vấn đề chống đói nghèo vào năm 2022. Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn cổ phần vào các dự án đủ điều kiện. Khoản đóng góp này sẽ có một phần là tiền mặt, một phần dưới dạng bảo lãnh của Mỹ cho nền tảng của WB, thông qua việc đề nghị Quốc hội phân bổ 750 triệu USD.Nhật Bản cho biết nước này đang đóng góp 1 tỷ USD cho chương trình bảo lãnh, Pháp dự kiến đóng góp 500 triệu USD, trong khi Bỉ không tiết lộ con số cụ thể. Anh, Đan Mạch, Đức, Italy, Latvia, Hà Lan và Na Uy cam kết đóng góp vào cơ chế vốn hỗn hợp, một công cụ bao gồm cả nợ và vốn để làm đòn bẩy cho các khoản vay. Trong số này, Anh đóng góp 100 triệu bảng (123,7 triệu USD).
Giám đốc tài chính của WB, Anshula Kant cho biết ngân hàng sẽ chỉ tài trợ cho các dự án mang lại lợi ích xuyên quốc gia, chẳng hạn như những dự án giảm phát thải khí nhà kính hoặc giúp ngăn ngừa đại dịch.Theo bà Kant, những công cụ này khuyến khích các nhà tài trợ đóng góp tự nguyện cho những mục đích và dự án này. Bên cạnh đó, các công cụ cũng khuyến khích các quốc gia vay mượn đầu tư vào những loại dự án này, với lợi ích không bị giới hạn trong nước.
Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze đã nêu bật tầm quan trọng của việc phải mở rộng hơn nữa năng lực cho vay của ngân hàng vì nhu cầu của các nước nghèo sẽ tiếp tục tăng. Theo bà, tiến trình cải cách của WB sẽ không dừng lại ở đây. Trong khi đó, Chủ tịch WB Ajay Banga khẳng định ngân hàng đã nỗ lực phát triển các công cụ tài chính mới để tăng khả năng cho vay, cũng như ngân sách tài trợ nhằm cải thiện cuộc sống của người dân. Các khoản cam kết mới nhất là sự ủng hộ đối với những tiến bộ trong việc cải cách ngân hàng và thể hiện cam kết chung trong nỗ lực thúc đẩy phát triển trên toàn cầu. Trước đó, WB ước tính các nước đang phát triển cần trung bình 2.400 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2030 để giải quyết các thách thức toàn cầu gồm biến đổi khí hậu, xung đột và đại dịch. Vào tháng 4/2023, các cổ đông của WB đã thông qua việc tăng tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng để tăng năng lực cho vay thêm khoảng 40 tỷ USD trong 10 năm và mở rộng bảo lãnh song phương để huy động thêm 10 tỷ USD tài trợ.- Từ khóa :
- ngân hàng thế giới
- world bank
- biến đổi khí hậu
- đại dịch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
21:03' - 28/03/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, WB là một trong ba đối tác phát triển cung cấp vốn vay nước ngoài lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó các dự án sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới
16:03' - 13/03/2024
Ngày 13/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngân hàng Thế giới cải thiện dự báo triển vọng kinh tế Mỹ Latinh
08:00' - 10/01/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe lên mức 2,3%, tăng 0,3 điểm % so với ước tính đưa ra vào tháng 6/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ
13:20'
Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc tăng tốc trong hai tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tiết lộ mới về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga
12:07'
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ông sẽ có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3 trong nỗ lực thúc đẩy chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đang "hãm phanh" để tránh nguy cơ khủng hoảng tài chính
10:44'
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tập trung vào việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra do chi tiêu công khổng lồ trong vài năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
VOA và RFA dừng hoạt động do Chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách
08:39'
Hàng trăm nhân viên các đài phát thanh quốc tế Voice of America (VOA) và Đài châu Á tự do (RFA) tại Mỹ đã nhận được thư yêu cầu nghỉ việc.
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán cân bằng của Fed giữa những bất ổn chính sách của Tổng thống Donald Trump
08:16'
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ đưa ra quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ tại cuộc họp 18-19/3, với khả năng cao là giữ nguyên mức lãi suất hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
07:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Mỹ-Trung thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản xem xét lại chuỗi cung ứng
22:03' - 16/03/2025
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tái diễn, có 27% các công ty Nhật Bản đang cân nhắc hạn chế sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Mỹ và Nga thảo luận các bước tiếp theo cho vấn đề Ukraine
14:30' - 16/03/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 15/3 đã có cuộc điện đàm để thảo luận về giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua dự luật ngân sách tạm thời
13:28' - 16/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật ngân sách tạm thời kéo dài đến hết tháng 9/2025.