Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Bài 1 - Có dấu hiệu làm trái thẩm quyền
Báo cáo đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm từ thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư cho đến công tác quản lý chi phí đầu tư, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng… Bên cạnh đó, những “lình xình” trong công tác quản lý, nhân sự của Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp.Hồ Chí Minh hiện nay đang làm cho dư luận rất lo lắng.
Bài 1 - Có dấu hiệu làm trái thẩm quyền Một trong những vấn đề cơ bản được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra đó là những bất cập trong việc điều chỉnh nguồn vốn đầu tư; trong đó, nguồn vốn bị “đội lên” quá lớn cũng như những quyết định trái thẩm quyền của lãnh đạo UBND Tp.Hồ Chí Minh trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, từ năm 2011 đến nay. Theo Kiểm toán Nhà nước, UBND Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên theo Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 (tổng mức đầu tư là 236.626 triệu Yên tương đương 47.325 tỷ đồng) là chưa đúng giá trị, chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền. Cụ thể, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 47.325 tỷ đồng (lớn hơn 35.000 tỷ đồng), trở thành dự án quan trọng quốc gia, phải trình Quốc hội xem xét, quyết định. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phải là Thủ tướng Chính phủ. Thành phố có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khi chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và chưa rõ ràng về nguồn vốn. Trong khi đó, quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh không đúng giá trị lập. Cụ thể, giá trị tổng mức đầu tư được lập với 2 loại tiền (Yên Nhật và Việt Nam đồng), mỗi loại tiền lại được tính toán trượt giá khác nhau. UBND Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ hoàn thành năm 2017 sang năm 2019 là không tuân thủ trình tự và thẩm quyền mà theo quy định, dự án quan trọng quốc gia kéo dài 1 năm trở lên thì Thủ tướng Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án là trái thẩm quyền. Về vấn đề này, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, Ban quản lý đường sắt đô thị đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 16.788 triệu Yên. Quy mô nhà ga Bến Thành là 2 tầng, diện tích sàn là 12.720m2 với chức năng ga trung tâm nhưng đã được điều chỉnh lên 4 tầng với diện tích sàn hơn 30.000m2 với chức năng ga trung tâm tích hợp với Trung tâm thương mại ngầm. Ngoài ra còn điều chỉnh kết cấu hầm với kết cầu vòm sang kết cấu hộp kết hợp tường vây. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh thực hiện thẩm định dự án để phê duyệt là không đúng thẩm quyền. Bởi dự án thuộc công trình quan trọng quốc gia, việc thẩm định phải được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định Nhà nước. Ngay cả nội dung thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cũng không đảm bảo quy định khi không đánh giá, kiểm tra đầy đủ, hợp lý các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư, chưa xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Ngoài ra, UBND Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị thẩm định sử dụng kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư của tư vấn CPG&SMRT do JICA – Nhật Bản là không phù hợp với quy định. Về thiết kế cơ sở và quy mô đầu tư, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ: Hồ sơ thiết kế cơ sở không thể hiện đầy đủ nội dung, nhiều hạng mục công trình còn thiếu, không đủ cơ sở cho việc lập tổng mức đầu tư như phần xử lý nền đất yếu, phần công việc làm đường tiện tích, hệ thống tạm, vách thi công, quan trắc… Chưa thể hiện kết nối với các tuyến đường sắt khác trong tương lai, chưa thể hiện cao độ cắt giữa tuyến metro số 1 với số 3A và tuyến số 4. Dự án áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đường sắt đô thị Châu Á – Strasya vào thiết kế nhưng còn một số chỉ tiêu không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn tiêu chuẩn. Đáng chú ý, quyết định điều chỉnh kiểu dáng dầm từ dầm Super T sang dầm chữ U của đoạn tuyến đi trên cao đã làm đội vốn bất hợp lý lên 1.420 tỷ đồng, làm thay đổi kích thước nhịp dầm từ 33m xuống còn 30m, dẫn tới phát sinh 54 trụ cầu. Việc thay đổi dầm nói trên, Ban Quản lý đường sắt đô thị đã không báo cáo đầy đủ với UBND Tp. Hồ Chí Minh việc phát sinh chi phí, thậm chí còn bỏ qua ý kiến góp ý của cục Đường sắt Việt Nam. Theo Kiểm toán Nhà nước, tổng mức đầu tư dự án được lập có tới 60% giá trị chưa đảm bảo cơ sở để xác định tính toán như khối lượng, đơn giá, định mức, một số giá thiết bị nhập khẩu trong dự toán cao hơn nhiều so với giá dự thầu, còn tồn tại về tính toán khối lượng, dự phòng khối lượng, dự phòng trượt giá, lãi vay đã làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý. Việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 236.626 triệu Yên là sai giá trị tổng mức đầu tư được lập vì lập 2 loại tiền (Yên Nhật và Việt Nam đồng), mỗi loại tiền lại được tính mức trượt giá khác nhau. Theo phân tích của Kiểm toán Nhà nước, trường hợp giá trị phê duyệt 100% bằng tiền Yên thì tất cả trượt giá phải được tính theo tiền Yên với giá trị trượt giá 2,4%/năm, đưa tới giá trị tổng mức đầu tư chỉ là 206.126 triệu Yên (giảm tới 30.500 triệu Yên). Về nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố cho rằng, do biến động giá khách quan của nguyên vật liệu và tăng lương tối thiểu từ năm 2006 – 2009 làm tăng tổng mức đầu tư lên 40%; tăng khối lượng xây dựng do tăng lưu lượng hành khách và tăng khối lượng thực tế trong quá trình làm rõ thiết kế cơ sở dẫn tới tăng tổng mức đầu tư lên 43%; thay đổi các điều kiện tính toán tổng mức đầu tư gồm chi phí dự phòng, thay đổi tỷ giá, thuế VAT, chi phí gián tiếp. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước khẳng định, nguyên nhân tăng giá trị tổng mức đầu tư là do trượt giá và các thay đổi hợp lý, đưa đến tổng mức đầu tư phù hợp là 29.211 tỷ đồng. Giá trị tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 47.325 tỷ đồng cao hơn giá trị mà Kiểm toán Nhà nước đưa ra là 18.114 tỷ đồng. Số tiền đội vốn này, theo Kiểm toán Nhà nước là do thay đổi kết cấu dầm làm tăng 1.420 tỷ đồng, do tính toán 9.668 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư chưa hợp lý, tăng quy mô nhà ga làm tăng 3.224 tỷ đồng, tăng tính an toàn, tăng số lượng, thiết bị do tăng quy mô và môt số nguyên nhân chưa xác định được với số tiền 3.802 tỷ đồng. “Tổng mức đầu tư của dự án là 236.626 triệu Yên cùng với việc dự báo hành khách trong tương lai là quá lạc quan, sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính của dự án khó khả thi. Nếu chỉ với doanh thu bán vé cùng với việc bước đầu phải có giá vé hợp lý để thu hút người dân thì rủi ro về tài chính là khá cao”, Kiểm toán Nhà nước đánh giá./. Bài 2: Vì đâu nên nỗiTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đón máy khoan hầm thứ 2 tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
13:03' - 29/06/2018
Ngày 29/6, Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh tổ chức lễ đón máy khoan hầm TBM (còn gọi là robot khoan ngầm) đường hầm phía Tây thuộc dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.