Du lịch biển, đảo: Thế mạnh của du lịch Việt Nam

16:11' - 11/12/2022
BNEWS Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng (VITM Đà Nẵng 2022) với chủ đề “Du lịch biển đảo - thế mạnh của Du lịch Việt Nam” được xem là cơ hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch Việt Nam sau COVID-19.

Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng (VITM Đà Nẵng 2022) với chủ đề “Du lịch biển đảo - thế mạnh của Du lịch Việt Nam” được xem là cơ hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch Việt Nam sau COVID-19.

Lần đầu tiên VITM được tổ chức tại Đà Nẵng với chủ đề “Phát triển du lịch biển, khai thác thế mạnh của Du lịch Việt Nam” nhằm hỗ trợ và thúc đầy hệ thống doanh nghiệp du lịch cả nước triển khai mạnh mẽ các hoạt động cụ thể để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế. Qua đó góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng là trung tâm du lịch MICE, nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Hội chợ thu hút hơn 300 gian hàng của hơn 40 tỉnh, thành phố và 6 quốc gia tham dự; có khoảng 165 người mua quốc tế đến từ các quốc gia Anh, Pháp, Đức, Italy, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN cùng hơn 200 người mua nội địa là đại diện các công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam; 400 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, khu điểm du lịch trên cả nước tham gia.

Điểm nhấn của VITM Đà Nẵng 2022 là hội thảo về "Du lịch biển, đảo Việt Nam - thời cơ, thách thức và giải pháp". Đây là một hoạt động quan trọng thể hiện sự đồng hành của doanh nghiệp du lịch cả nước triển khai Nghị quyết 36 của Trung ương về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hàng loạt hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, giới thiệu du lịch của các địa phương, các điểm đến mới, sản phẩm mới sẽ được giới thiệu tại hội chợ.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch- bà Cao Thị Ngọc Lan khẳng định, sự khác biệt của VITM Đà Nẵng 2022 là Hội chợ tập trung vào B2B- tức là Hội chợ chủ yếu tổ chức cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế làm việc, trao đổi sản phẩm, ký kết hợp tác trao đổi khách nhằm thu hút khách vào Việt Nam, từ đó đẩy nhanh việc khôi phục du lịch quốc tế. Cụ thể Hội chợ sẽ thu hút trên 150 người mua quốc tế và gần 200 người mua trong nước  đến làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại Hội chợ đồng thời tổ chức hoạt động B2C bao gồm cung cấp các tour đi du lịch trong nước và nước ngoài cho người Việt Nam. Tuy nhiện, việc phục hồi và phát triển du lịch quốc tế là mục tiêu chính của Hội chợ VITM Đà Nẵng 2022. Bên cạnh đó, nhiều Hội thảo, chương tình giới thiệu sản phẩm, giới thiệu chuyển đổi số khác của các địa phương, doanh nghiệp sẽ được diễn ra tại Hội chợ. Ban Tổ chức cũng sẽ tổ chức cho các đoàn đi khảo sát các điểm du lịch tại một số trung tâm du lịch của Việt Nam.

“Điểm nhấn của Hội chợ VITM Đà Nẵng 2022 là Hội thảo về “Du lịch biển, đảo Việt Nam - thời cơ, thách thức và giải pháp”. Đây là một hoạt động quan trọng thể hiện sự đồng hành của doanh nghiệp du lịch cả nước triển khai Nghị quyết 36 của Trung ương về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, hoạt động du lịch gắn với biển, đảo đã góp phần tích cực để du lịch Việt Nam khởi sắc, tạo sức hấp dẫn đối với du khách du lịch và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch trong khu vực và thế giới. Sau gần 9 tháng mở cửa trở lại, kể từ ngày 15/3, ngành du lịch Việt Nam đã và đang từng bước phục hồi, phát triển theo xu hướng tích cực với nhiều tín hiệu khả quan.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ gần 100 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 457.000 tỷ đồng. Các hoạt động, sự kiện du lịch đang ngày càng sôi động và mở rộng về quy mô với các nội dung, chủ đề phong phú, đặc sắc.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: du lịch biển, đảo là một trong bốn dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam.

"Thời gian tới, với mục tiêu sớm phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như để du lịch Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh, các địa phương cũng như các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kết nối lại thị trường, liên kết, hợp tác, hình thành các sản phẩm mới; thu hút, trao đổi khách giữa các địa phương, các điểm đến; củng cố, nâng cao đội ngũ lao động du lịch với chất lượng nghiệp vụ cao; đổi mới trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, hình ảnh, đất nước con với Việt Nam.Trên cơ sở đó, ngành du lịch Việt Nam mới có thể phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh./.

>>> Liên chi hội Lữ hành Việt Nam có tân Chủ tịch

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục