Du lịch sinh thái Đông Nam Bộ * Bài cuối: Liên kết, nâng chất cho sản phẩm đặc thù
Thời điểm trước dịch COVID-19, mặc dù mỗi năm các địa phương vùng Đông Nam Bộ đón khoảng 49,5 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, nhưng theo nhiều chuyên gia, kết quả này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của các địa phương trong khu vực.
Vì vậy, để ngành du lịch từng địa phương cũng như toàn khu vực Đông Nam Bộ phát triển bền vững trên cơ sở khai thác các thế mạnh riêng có, trong đó nổi bật là tiềm năng du lịch sinh thái, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ, từ việc phát hiện, bảo tồn tài nguyên du lịch đến phối hợp, liên kết khai thác một cách bài bản, hợp lý hơn trong thời gian tới.
*Bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Tại khu vực Đông Nam Bộ cũng như nhiều vùng phát triển du lịch của cả nước, hoạt động tham quan du lịch sinh thái, khám phá và trải nghiệm đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn.Yếu tố tiên quyết để loại hình du lịch này phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài chính là cần có sự quy hoạch, bảo tồn kết hợp khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch sinh thái một cách hợp lý.
Tiến sĩ Vũ Thịnh Trường và thạc sĩ Nguyễn Hoài Nhân (Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai) đề xuất: Các địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ cần làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn các dạng tài nguyên cho du lịch sinh thái.Ban quản lý các khu, điểm du lịch ở địa phương tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác bảo tồn thông qua những hoạt động cụ thể như: Nghiên cứu, thống kê, rà soát lại tất cả các dạng tài nguyên sinh thái trên các địa bàn du lịch trọng điểm.
Từ đó, phân loại, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư khai thác phục vụ du lịch; áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy hiệu quả việc khai thác các dạng tài nguyên du lịch sinh thái như: Giảm thiểu những tác động của ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ trong quản lý và phân tích dữ liệu...
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người tham gia hoạt động du lịch, nhất là cộng đồng cư dân địa phương, quảng bá các giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, mạng internet, các hội chợ, triển lãm.
Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Nai, xác định du lịch sinh thái là sản phẩm chủ lực, đồng thời là thương hiệu của du lịch địa phương, Đồng Nai đặc biệt quan tâm việc đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị của nguồn tài nguyên này trên địa bàn.Ngoài việc tiếp tục bảo tồn, tổ chức các hoạt động du lịch phù hợp tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu), Vườn quốc gia Cát Tiên (trên địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú), Đồng Nai còn chú trọng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái tại nhiều địa phương khác trong tỉnh.
Đơn cử, với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái rừng ngay tại thành phố Biên Hòa, góp phần bảo vệ môi trường cho đô thị loại 1, mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định dành nguồn kinh phí để thực hiện Dự án Quy hoạch và xây dựng rừng phòng hộ môi trường cảnh quan Biên Hòa, nằm trên địa bàn 6 phường, xã của thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu.Dự án gồm các hạng mục chính như: Xây dựng rừng sinh cảnh, khu sưu tập động thực vật; xây dựng khu hành chính dịch vụ, khu tái định cư để di dời các hộ dân khỏi khu vực rừng; đầu tư khu nghiên cứu, đào tạo và giáo dục; hệ thống đường giao thông phục vụ phát triển du lịch cũng như các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn.
Thực hiện hài hòa cả hai tiêu chí là bảo tồn, phát triển rừng và thu được lợi ích kinh tế hợp lý từ rừng, dự án sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn với cảnh quan sinh thái rừng phòng hộ - "lá phổi xanh" cho thành phố đô thị loại 1 Biên Hòa. *Nâng chất sản phẩm, tăng cường liên kếtKhẳng định ưu thế phát triển du lịch sinh thái của nhiều địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ, một số chuyên gia cũng cho rằng hiện nay nhiều hoạt động du lịch sinh thái Đông Nam Bộ mới chỉ dừng ở việc đưa du khách "đi xem", "đi cho biết" và "tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên" chứ chưa thực sự có nhiều trải nghiệm để du khách có thể tìm hiểu đầy đủ về giá trị cảnh quan (rừng, biển - đảo) và các giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng cư dân địa phương.
Nhiều địa phương trong vùng cũng như các khu vực lân cận chưa hình thành được các tour, tuyến đặc thù về du lịch sinh thái.
Việc kết nối giữa các địa phương trong vùng và các vùng phụ cận chưa đạt được mong muốn là tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch mang tính nhất quán và bền vững để vừa thu hút nhiều du khách vừa đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng cư dân ở mỗi địa phương.
Vì vậy, để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng du lịch sinh thái nhằm phát triển bền vững du lịch, trước mắt là nhanh chóng phục hồi sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, việc nâng chất, đổi mới sản phẩm là rất yếu tố quan trọng. Lấy ví dụ cụ thể đối với tỉnh Đồng Nai, Thạc sĩ Trần Thu Hương (Đại học Công nghệ Đồng Nai) cho rằng: Tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, có sức thu hút cao, ấn tượng, đa dạng ở từng địa phương và liên kết cả vùng để không bị trùng lặp như: khai thác sản phẩm du lịch sinh thái dọc sông Đồng Nai kết hợp tham quan các di tích; bảo tồn và phát triển sản phẩm lễ hội du lịch, tín ngưỡng, văn hóa. Theo bà Nguyễn Thị Mộng Bình - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, để có sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn, trên cơ sở có sự gắn kết giữa các địa phương trong tỉnh cũng như toàn vùng, Đồng Nai tiếp tục chú trọng thực hiện hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ giai đoạn 2020 - 2025.Tỉnh cũng xây dựng tuyến du lịch sinh thái gắn với khai thác giá trị di sản văn hóa; lựa chọn một số di sản phù hợp cho phát triển du lịch để hình thành tuyến du lịch sinh thái gắn với di sản văn hóa như: hoạt động du lịch sinh thái gắn với tham quan, tìm hiểu di sản tại Khu Bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai; du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên gắn với Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo.
Cùng đề cập về hướng phát triển, nâng chất sản phẩm du lịch, ở góc độ cụ thể của địa phương, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương chia sẻ: Là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Bình Dương đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lân cận để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch, chương trình du lịch, tuyến du lịch liên vùng hoàn chỉnh và quảng bá chung trong và ngoài nước; xây dựng chuỗi du lịch thân thiện an toàn với sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương. Tỉnh sẽ tập trung khai thác tuyến du lịch đường sông nhằm đón du khách đi theo tuyến đường sông Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương.Bên cạnh đó, các điểm đến như quần thể núi Cậu, lòng hồ Dầu Tiếng hay làng tre Phú An (được coi là Bảo tàng tre lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này) là những điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách khi đến Bình Dương.
Còn theo ông Võ Anh Tài - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng, các doanh nghiệp du lịch đã xây dựng và đưa vào khai thác một số tour mang tính liên kết giữa các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và một trong những sản phẩm điểm nhấn chính là các điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như: Lâm viên Mỹ Lệ (Bình Phước), lòng hồ Dầu Tiếng, làng bưởi Tân Triều (Đồng Nai)…Thời gian tới, các tour tuyến này tiếp tục được các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh khai thác với mục tiêu đa dạng sản phẩm, mang đến cho du khách ngày càng nhiều hơn các trải nghiệm trong mỗi chuyến du lịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư 4.500 tỷ đồng kết nối giao thông các tỉnh Đông Nam Bộ
08:36' - 01/12/2020
Năm 2021, tỉnh Tây Ninh dự kiến sẽ khởi công mới, nâng cấp và mở rộng 3 dự án hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách địa phương và Trung ương, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách đột phá nào cho Đông Nam Bộ tăng tốc?
12:03' - 20/11/2020
Dân số chiếm khoảng 18% nhưng đóng góp khoảng 40% tổng thu ngân sách và khoảng 38% GDP cả nước, Đông Nam Bộ sẽ còn phát triển hơn nếu giải quyết tốt bài toán kết nối vùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nhu cầu du lịch Việt Nam của người Nga tăng mạnh
21:56' - 20/03/2025
Việc khởi động các chuyến bay thuê bao và mở rộng những chuyến bay thường lệ từ Nga đến Việt Nam đã kích thích sự quan tâm của khách du lịch đến điểm đến này.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh đầu tư 142 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông
21:56' - 20/03/2025
Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt dự án phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch tại hai vị trí ở huyện Nhà Bè và thành phố Thủ Đức với tổng mức đầu tư 142 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Phước khánh thành các trạm thu, phát sóng di động khu vực biên giới
20:29' - 20/03/2025
Ngày 20/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông tổ chức khánh thành công trình “Xây dựng và lắp đặt các trạm thu, phát sóng di động khu vực biên giới”.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt nhẹ kết nối với các metro tại Bình Dương
20:28' - 20/03/2025
Theo Tập đoàn Tokyu, hệ thống đường sắt nhẹ sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông, hạn chế ùn tắc tại các khu vực đông dân cư, đồng thời đa dạng hóa loại hình vận tải công cộng.
-
Kinh tế & Xã hội
XSGL 21/3. Kết quả xổ số Gia Lai hôm nay ngày 21/3/2025. XSGL ngày 21/3. XSGL hôm nay
20:00' - 20/03/2025
XSGL 21/3. Kết quả xổ số hôm nay ngày 21/3. XSGL Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSGL ngày 21/3. Kết quả xổ số Gia Lai hôm nay ngày 21/3/2025. Kết quả xổ số Gia Lai Thứ Sáu ngày 21/3/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 21/3. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 21/3/2025. SXMB thứ Sáu ngày 21/3
19:30' - 20/03/2025
Bnews. XSMB 21/3. Kết quả xổ số hôm nay ngày 21/3. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 21/3. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 21/3/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 21/3. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 21/3/2025. XSMT thứ Sáu ngày 21/3
19:30' - 20/03/2025
Bnews. XSMT 21/3. Kết quả xổ số hôm nay ngày 21/3. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 21/3. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 21/3/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 21/3, Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 21/3/2025. SXMN thứ Sáu ngày 21/3
19:30' - 20/03/2025
Bnews. XSMN 21/3. Kết quả xổ số hôm nay ngày 21/3. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 21/3. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 21/3/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 21/3 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 21/3/2025
19:30' - 20/03/2025
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 21/3. Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 21 tháng 3 năm 2025 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.