Đưa năng lượng tái tạo vào canh tác nông nghiệp ở ĐBSCL
Từ khu rừng cằn cỗi, núi Cấm ngày nay đã “thay da đổi thịt”, đất đai màu mỡ hơn, kinh tế phát triển, cuộc sống người dân khấm khá hơn.
Giúp vùng núi thoát nghèo
Vượt quảng đường khoảng 4 km bằng xe mô tô từ dưới chân núi, băng qua nhiều con dốc và những khúc cua gắt, chúng tôi đến với núi Cấm, thuộc xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang - vùng đất được mệnh danh là nóc nhà của miền Tây.
Trên đầu một con dốc gần như dựng dứng, gần chùa Phật Nhỏ ở lưng chừng núi Cấm, chúng tôi ghé thăm vườn quýt hồng rộng 5.000m2 của gia đình anh Nguyễn Hữu Hạnh (45 tuổi), một trong những người lắp đặt và sử dụng điện mặt trời đầu tiên ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo.
Anh Hạnh cho biết, hơn 1 năm nay ấp Vồ Bà mới có điện lưới quốc gia, nhưng phần lớn bà con vẫn dùng điện mặt trời, vì nhà ở xa lưới điện, chi phí kéo điện cao. Những gia đình có điện lưới quốc gia thì vẫn dùng song song với điện mặt trời.
Gần 10 năm trước, từ nguồn hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) anh đã mạnh dạn đối ứng vốn để lắp pin năng lượng mặt trời cho ở căn nhà dưới chân núi và vườn quýt hồng ở trên núi.
Vừa bật hệ thống bơm nước bằng năng lượng mặt trời để tưới cho vườn quýt hồng, anh Hạnh cho hay, dùng điện mặt trời an toàn lại bảo vệ môi trường; không bơm máy gây tiếng ồn nên tiết kiệm hơn. “Hồi chưa có điện mặt trời, tôi phải chạy máy dầu để thắp sáng, bơm nước, mỗi ngày 7 lít dầu. Giờ không chạy máy nữa, tiết kiệm được hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Tôi sử dụng tấm pin này đã 10 năm và vẫn hoạt động bình thường”, anh Hạnh vui vẻ nói.
Giờ đây cả 3 ấp ở trên núi Cấm đều sử dụng điện mặt trời. Anh Hạnh kể, ngày trước người dân trên núi Cấm rất nghèo, nhưng nay nhờ có điện mặt trời để bà con phát triển kinh tế vườn đồi nên nên đời sống người dân ổn định, trẻ em được đi học đầy đủ…
Ông Nguyễn Văn Mừng cũng là một trong những người tiên phong lắp đặt tấm pin mặt trời trên núi Cấm. Từ ngày có điện mặt trời, vườn tiêu rộng 8.000 m2 của ông Mừng như được “thay da đổi thịt”. Hiện nay, nhà ông Mừng có 4 tấm pin năng lượng mặt trời, mỗi ngày tích dược hơn 500W cùng một hệ thống bơm nước bằng năng lượng mặt trời.
“Lúc chưa có điện mặt trời, mỗi tuần gia đình tôi mất hơn 300.000 đồng tiền dầu để bơm nước tưới cho vườn tiêu; rồi đưa máy bơm đến vườn cũng tốn công, máy dễ hỏng hóc. Từ ngày có điện mặt trời, việc tưới nước cho vườn tiêu luôn chủ động, không tốn thêm chi phí. Đã sử dụng hơn 10 năm, nhưng tấm pin năng lượng mặt trời đến nay vẫn dùng rất tốt”, ông Mừng chia sẻ.
Nhờ có điện mặt trời, vườn tiêu của gia đình ông Mừng được tưới nước đầy đủ nên năm nào cũng sai quả, chất lượng tiêu cũng đẹp và cao hơn, bán rất được giá. Vụ tiêu năm ngoái, ông Mừng thu hoạch được gần 500kg, bán với giá từ 150.000 - 250.000 đồng tùy loại tiêu đen hay tiêu chín nhưng không đủ đáp ứng cho du khách.
Tiềm năng lớn
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cho biết, núi Cấm nằm ở độ cao hơn 700m, có 3 ấp là Vồ Đầu, Vồ Bà, Thiên Tuế với 754 hộ, 2.735 nhân khẩu. Mặc dù hơn 1 năm nay, điện lưới quốc gia đã về tới từng ấp, nhưng do dân cư sống thưa thớt nên nhiều hộ dân vẫn chưa thể sử dụng điện lưới quốc gia, bù lại, gần 100% bà con nhân dân nơi đây đã tiếp cận sử điện năng lượng mặt trời vào sinh hoạt và sản xuất từ hơn 10 năm về trước. Điều này không chỉ giúp người nông dân có điện sinh hoạt mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, từ đó góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Mô hình năng lượng mặt trời áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của ông Nguyễn Văn Mừng và anh Nguyễn Hữu Hạnh, ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là 2 trong số hơn 500 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ lắp đặt 4 hầm khí sinh học bằng vật liệu composite tại huyện Chợ Mới từ nguồn hỗ trợ theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020; thực hiện hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho 150 hộ dân được trang bị đèn xách tay năng lượng mặt trời và 98 hộ dân được lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời (bộ công suất 200Wp) từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) nhằm tăng cường khuyến khích, thúc đẩy người dân áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững.
An Giang cũng là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nguồn điện từ mặt trời do nằm trong vùng có cường độ bức xạ từ 4,5 - 5,1 kWh/m2/ngày, số giờ năng trong năm trên 2.400 giờ, có nhiều ao, hồ lớn nhỏ, vùng đồi, núi... Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, tổng công suất có khả năng phát triển thêm khoảng 3.500 MWp.
Bên cạnh đó, tiềm năng xuất khẩu điện năng sang Campuchia có thể được thực hiện tăng sản lượng do tỉnh đang bán điện qua lưới truyền tải 220kV – mạch kép đủ khả năng truyền tải thêm. Hạ tầng đấu nối, giải tỏa công suất nguồn điện tương đối hoàn chỉnh, mỗi huyện được cung cấp điện từ TBA (trạm biến áp) 110kV và EVN SPC đang dần hoàn thiện kết mạch vòng…
Giám đốc Sở Công Thương An Giang Nguyễn Minh Hùng cho rằng, trước những diễn biến bất thường về giá năng lượng trên toàn cầu, việc nhân rộng các mô hình ứng dụng giải pháp tiết kiệm điện là hết sức cần thiết; trong đó, mô hình sử dụng pin năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp là một giải pháp có ý nghĩa, cần được khuyến khích nhân rộng hơn nữa.
Tuy nhiên, để phát triển rộng rãi mô hình này vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao, giá thành đắt... Do đó, trong thời gian tới cần có những chính sách cụ thể, phù hợp, linh hoạt với từng địa phương để điện mặt trời áp mái được phát triển đồng bộ, bền vững và tương xứng với tiềm năng sẵn có, ông Hùng đề xuất.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
11:13' - 19/01/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.
-
Kinh tế tổng hợp
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ bền vững
10:14' - 19/01/2024
Nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, nông thôn sinh thái là cuộc cách mạng tiếp theo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2030 Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao
16:53' - 12/01/2024
Ngành nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định các trụ cột phát huy thế mạnh nông nghiệp
18:39' - 03/01/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ lúng túng, bị động, bất ngờ, sang chủ động, tự tin, sáng tạo để vượt qua thách thức và đạt kết quả cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.