Đưa vào xây dựng nông thôn mới phải là công nghệ tiên tiến
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, trong giai đoạn tới để Chương trình đạt hiệu quả cần có những đóng góp thiết thực, kịp thời hơn nữa của các nhà khoa học.
Các đề tài, dự án phải thực sự bám sát yêu cầu của các địa phương, doanh nghiệp, người dân; hỗ trợ tích cực hơn nữa cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình nông thôn mới, nhất là trong việc đề xuất cơ chế, chính sách, phương pháp, cách làm hiệu quả và bền vững, nhất là cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thúc đẩy chuyển đổi tích cực cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới có đặc thù riêng, do đó, giai đoạn tới cần đẩy nhanh thực hiện chương trình sớm đưa kết quả đạt được vào triển khai trên diện rộng.
Trước mắt, Ban chủ nhiệm Chương trình cần xây dựng khung chương trình cho giai đoạn mới; trong đó nêu rõ các nội dung và dự kiến kết quả cần đạt được.
Ưu tiên triển khai các dự án có nội dung: chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; đào tạo kỹ thuật viên vào tập huấn cho nông dân; ứng dụng các công nghệ vào thực tế thông qua các mô hình nhằm mục tiêu làm chủ và phát triển các công nghệ đã được chuyển giao và phát triển kinh tế địa phương bằng khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, các công nghệ đưa vào ứng dụng phải là công nghệ tiên tiến, phù hợp, góp phần quan trọng dể tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.
Ngoài ra, cần huy động đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và dân sinh; ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các xã có điều kiện khó khăn, xã điểm trong xây dựng nông thôn mới…
GS TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới cho biết, kết quả quan trọng nhất của Chương trình là đã liên kết được 4 nhà (khoa học, nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp) và các tổ chức hợp tác xã.
Các mô hình, dự án đã chuyển giao khoa học công nghệ, mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao đời sống của nông dân. Bên cạnh đó, nhận thức của người nông dân đã thay đổi, họ hiểu rằng muốn tăng năng suất, thu nhập là phải dựa vào khoa học công nghệ.
GS TS Nguyễn Tuấn Anh hy vọng, các cơ quan chuyên môn đóng góp ý kiến để chương trình hoàn thiện và tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, mong muốn sự tham gia rộng rãi của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nông dân và đặc biệt là các xã tham gia xây dựng nông thôn mới.
Trong giai đoạn tới, phấn đấu 70% đề tài, dự án thuộc Chương trình có kết quả; 100% đề tài có kết quả được áp dụng vào thực tế xây dựng nông thôn mới. Xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp; trong đó ít nhất có 60% mô hình tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, chuyển giao được các công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền, tăng hiệu quả sản xuất lên tối thiểu 25%, góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ 20% trở lên.
Sau gần 3 năm triển khai, chương trình giới thiệu chuyển giao vào sản xuất được 105 công nghệ; xây dựng được 85 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và 50 mô hình liên kết giữa 50 doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Có khoảng 5.000 hộ nông dân của gần 100 xã tham gia chương trình được hưởng lợi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đến năm 2020, cư dân nông thôn được sử dụng 60 lít nước sạch/người/ngày
14:19' - 21/06/2016
"Mục tiêu đến năm 2020 của Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày."
-
Phân tích doanh nghiệp
Phía sau những màu xanh trù phú
07:03' - 18/06/2016
Đến huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ) dưới thời tiết 36 độ C trong những ngày tháng 6, cái nắng gay gắt dường như “chịu thua” những tán cây xanh mát của xứ miệt vườn miền Tây trù phú.
-
Kinh tế & Xã hội
Huy động gần 39.600 tỷ đồng cho Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn
08:21' - 07/06/2016
Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 39.590 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách xây dựng nông thôn mới: Còn khoảng cách trong thực hiện
20:00' - 30/05/2016
Chính sách để thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới tốt nhưng vẫn còn khoảng cách trong triển khai thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.