Đức nâng mức cảnh báo trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt
Đây là mức cảnh báo thứ hai trong 3 mức cảnh báo của kế hoạch này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Berlin, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức Robert Habeck cho biết tình hình hiện tại nghiêm trọng, nước Đức "đang trong một cuộc khủng hoảng khí đốt".
Theo ông Habeck, nguồn cung khí đốt cho Đức bị gián đoạn và hiện tại khí đốt đang là một mặt hàng khan hiếm, giá khí đốt đã tăng cao và còn tăng hơn nữa. Kể từ khi Nga giảm lượng khí đốt cung cấp cho Đức qua đường ống Nord Stream 1, tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Vì vậy cần phải kích hoạt mức báo động này.
Kế hoạch khẩn cấp về khí đốt của Đức được đưa ra sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Kế hoạch này gồm 3 mức - cảnh báo sớm, báo động và khẩn cấp.
Ngày 30/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Habeck đã tuyên bố mức cảnh báo sớm (mức đầu tiên) của kế hoạch này, theo đó giám sát chặt chẽ hơn dòng chảy khí đốt hằng ngày và tập trung vào việc dự trữ khí đốt.
Mức thứ 2 của kế hoạch được kích hoạt khi Chính phủ Đức nhận thấy có nguy cơ cao thiếu nguồn cung dài hạn. Mức báo động này phản ánh "tình hình nguồn cung khí đốt giảm đáng kể", tuy nhiên vẫn "xử lý" được tình hình ở thời điểm hiện tại.
Về nguyên tắc, mức báo động cho phép các cơ sở cung cấp khí đốt tăng giá đối với người tiêu dùng để giảm nhu cầu.
Tuy nhiên, về việc này, Phó Thủ tướng Habeck nêu rõ theo luật an ninh năng lượng của Đức, các doanh nghiệp không được tự do tăng giá khí đốt.
Chỉ khi Cơ quan mạng lưới liên bang xác định tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào Đức "giảm đáng kể" và công bố rõ ràng thì các doanh nghiệp mới được phép tăng giá đến "mức hợp lý".
Phó Thủ tướng Habeck cho rằng tình trạng thiếu khí đốt là gánh nặng lớn đối với người dân và doanh nghiệp Đức.
Chính phủ Đức đã chuẩn bị cho kịch bản báo động này từ tháng 12/2021, trong đó có việc chuẩn bị các cơ sở dự trữ mới, ban hành luật và các kênh mua sắm thay thế khí đốt.
Theo ông Habeck, hiện tại, Đức vẫn có thể mua đủ số lượng khí đốt cần thiết trên thị trường để lấp đầy các kho dự trữ.
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Đức là lấp đầy các cơ sở dự trữ khí đốt, đồng thời tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế và tiếp tục mở rộng năng lượng tái tạo.
Phó Thủ tướng Habeck kêu gọi người dân và doanh nghiệp Đức tiết kiệm khí đốt hơn nữa, cả hiện tại cũng như trong mùa Đông tới.
Theo ông, 41 triệu hộ gia đình ở Đức "có thể tạo ra sự khác biệt" với việc tiết kiệm tới 15% chi phí sưởi ấm. Các doanh nghiệp cũng đã giảm 8% sử dụng khí đốt và có thể tiếp tục giảm hơn nữa.
Đề cập việc bảo trì đường ống Nord Stream 1, Phó Thủ tướng Habeck cho rằng sẽ cần 10 ngày để có thể hoàn thành công việc này.
Ông cũng nhấn mạnh nếu không có nguồn cung khí đốt qua đường ống này, Chính phủ Đức "cần phải hành động thêm"./.
- Từ khóa :
- Chính phủ Đức
- Đức
- kinh tế Đức
- khí đốt
- giá khí đốt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada tìm cách giúp Đức khôi phục nguồn cung khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1
17:24' - 22/06/2022
Canada đang xem xét phương án khôi phục nguồn khí đốt cho Đức do một thiết bị quan trọng của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bảo dưỡng chưa thể hoàn trả do các lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga.
-
Thị trường
Italy đối mặt với ngày thứ 6 bị giảm nguồn cung khí đốt từ Nga
07:50' - 21/06/2022
Gazprom thông báo sẽ chỉ đáp ứng một phần yêu cầu cung cấp khí đốt của Eni vào ngày 20/6, báo hiệu ngày bị thiếu hụt thứ sáu liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Mỹ đe dọa rút chứng nhận học thuật của Đại học Harvard
15:38'
Về phía Harvard, nhà trường khẳng định sẽ kiên định bảo vệ cộng đồng trường và các nguyên tắc cốt lõi trước những "hành động vô căn cứ" từ chính phủ liên bang.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế nhập khẩu 50% đối với đồng từ ngày 1/8
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 đã công bố mức thuế quan mới 50% đối với đồng, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8, nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nước của ngành công nghiệp này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức lần đầu tiên điều trần trong phiên tranh luận chung của Quốc hội
08:43'
Thủ tướng Friedrich Merz đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn của các bên đối lập một cách ngắn gọn, bình tĩnh và tự tin.
-
Kinh tế Thế giới
EU tiết lộ "chiến lược tích trữ" để chuẩn bị cho khủng hoảng
08:42'
EU cho biết kế hoạch tích trữ này nhằm bảo đảm tính liên tục của các mặt hàng chủ chốt khi xảy ra khủng hoảng như mất điện diện rộng, thảm họa thiên nhiên, xung đột hay đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tuyên bố áp thuế 50% đối với hàng hóa Brazil
08:07'
Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ áp thuế 50% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Brazil, tăng vọt so với mức 10% mà nước này đã công bố vào tháng 4.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tiếp tục công bố mức thuế quan đối với 6 quốc gia
07:39'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 6 quốc gia, bao gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04' - 09/07/2025
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36' - 09/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20' - 09/07/2025
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.