Đức sắp vận hành trạm nổi đầu tiên tiếp nhận khí đốt hoá lỏng
Phóng viên TTXVN cho biết, vào ngày 22/12 tới, lần đầu tiên khí đốt tự nhiên sẽ được nhập vào mạng lưới khí đốt của Đức từ một trạm LNG nổi ở Wilhelmshaven.
Trạm tiếp nhận và vận hành nổi có tên "Hoegh Esperanza" này là một con tàu đặc biệt, vừa chuyển khí hoá lỏng thành khí đốt và bơm vào bờ, vừa có thể vận chuyển một lượng lớn LNG trên tàu. Do vậy, tàu có tên gọi “Phương tiện nổi Lưu trữ và Tái hoá lỏng khí” (FSRU).
Theo kế hoạch, vào giữa tháng 12 này, tàu "Hoegh Esperanza" sẽ cập cảng Wilhelmshaven với khoảng 170.000 m3 LNG trên tàu. Lượng LNG này tương đương với khoảng 1.040 GWh, gần bằng 41% mức tiêu thụ khí đốt mỗi ngày ở Đức trong tháng 11 vừa qua.
Một phát ngôn viên Chính phủ Đức cho biết tàu "Hoegh Esperanza" sẽ chở đủ lượng LNG từ Nigeria để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của 50.000 hộ gia đình ở Đức trong vòng một năm. Hiện tàu đang ở khu vực ngoài khơi vùng Brittany của Pháp. Trong giai đoạn khởi động, tàu sẽ bơm từ 15-155 GWh/ngày vào mạng lưới đường ống khí đốt quốc gia của Đức và từ giữa tháng 1/2023 sẽ đi vào vận hành thương mại với công suất tối đa khoảng 155 GWh/ngày, khi có thêm các tàu bồn chở LNG cập cảng. Dự kiến, lễ khai trương trạm nổi tiếp nhận LNG "Hoegh Esperanza" sẽ diễn ra vào ngày 17/12, với sự tham dự của Thủ tưởng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck. Trước đó, cảng Wilhelmshaven đã hoàn tất mạng lưới đường ống dẫn khí đốt vào hệ thống đường ống quốc gia trên đất liền sau 200 ngày thi công, bắt đầu từ tháng 5/2022. Cụm cảng tiếp nhận khí đốt ở Wilhelmshaven có công suất 10 tỷ m3/năm, đáp ứng 1/9 tổng mức tiêu thụ khí đốt của cả nước.Ngoài Wilhelmshaven, Chính phủ Đức cũng đang lập kế hoạch và xây dựng thêm 3 cảng tiếp nhận LNG nổi ở Stade, Brunsbüttel (bang Schleswig-Holstein) và Lubmin (bang Mecklenburg-Vorpommern).
Không giống nhiều nước châu Âu khác, Đức chưa có sẵn các cảng tiếp nhận LNG vì trước nay chủ yếu nhập khí đốt từ Nga qua các đường ống dưới biển hoặc trên đất liền. Sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, nguồn cung khí đốt từ Nga sang Đức đã bị giảm dần và cắt bỏ hoàn toàn kể từ tháng 9 vừa qua.Để đảm bảo nguồn cung năng lượng, Berlin đã rót hàng tỷ euro xây dựng các cảng nhập LNG. Tuy nhiên, do chưa thể có ngay các hợp đồng lớn nên Đức vẫn phải đối mặt với giá thị trường LNG không ổn định, làm ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Australia áp mức giá trần tạm thời đối với than và khí đốt
19:55' - 09/12/2022
Cuộc họp Nội các Australia hôm 9/12 đã thống nhất hạn chế giá khí đốt ở mức 12 AUD (8,4 USD)/gigajoule và hạn chế giá than ở mức 125 AUD (87,5 USD)/tấn trong vòng 12 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
6 quốc gia EU vạch "giới hạn đỏ" cho giá trần khí đốt
08:07' - 09/12/2022
6 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào nhằm hạ thấp hơn nữa mức giá trần mà khối sẽ áp với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
-
Thị trường
Mỹ sẽ tăng xuất khẩu khí đốt sang Anh
07:38' - 08/12/2022
Mỹ sẽ tìm cách xuất khẩu ít nhất 9-10 tỷ m3 khí đốt tự nhiên lỏng trong năm 2023 thông qua các cảng của Vương quốc Anh, nhiều hơn gấp đôi so với mức của năm 2021.
-
Thị trường
EU xem xét đề xuất mới về trần giá khí đốt
07:52' - 07/12/2022
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD)/MWh
-
Ý kiến và Bình luận
Romania bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Moldova
09:09' - 06/12/2022
Romania đã bắt đầu vận chuyển khí đốt đến Moldova trong bối cảnh quốc gia nghèo khó nhỏ bé giáp Ukraine này đang vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.