ECB đau đầu trong kế hoạch cải cách chính sách tiền tệ
Cuối tuần này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp tại Đức để nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc còn lại trong kế hoạch cải cách chính sách tiền tệ lớn nhất của ngân hàng này trong gần 20 năm qua.
Đây là lần đầu tiên toàn bộ Hội đồng Thống đốc của ECB gặp mặt trực tiếp kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhằm cải cách chính sách của ECB với một mục tiêu lạm phát mới, những phương thức đo lường nền kinh tế tốt hơn, và sự đồng thuận về cách giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng. Cuộc họp tới đánh dấu giai đoạn cuối của quá trình đánh giá chính sách của ECB, bắt đầu 18 tháng trước, khi Chủ tịch Christine Lagarde công bố đợt đánh giá này vào tháng 1/2020, chưa đến ba tháng sau khi bà nhậm chức. Trong số tám vấn đề được đưa ra ban đầu, biến đổi khí hậu, vốn là vấn đề mà bà Lagarde rất quan tâm, đã ngay lập tức trở thành một trong những nội dung gây chia rẽ nhiều nhất, trong đó nhiều người cho rằng ECB đang cố gánh lên vai nhiệm vụ đáng lẽ thuộc về các chính trị gia.Bên cạnh đó, mục tiêu lạm phát, dù là vấn đề có tính chuyên môn cao hơn, cũng có thể gây nhiều tranh cãi. Mục tiêu của ECB là dành nhiều tháng cho công tác phân tích và sẽ đưa ra kết quả vào cuối năm 2020.
Nhưng sau đó, dịch COVID-19 bùng phát và phá vỡ những kế hoạch trên. Tháng Ba năm ngoái là thời điểm nhiều thị trường sụp đổ, lệnh phong tỏa được ban hành mọi nơi, và các ngân hàng trung ương “vật lộn” để đưa ra hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế đang bị tê liệt. Và chương trình mua trái phiếu lớn nhất từ trước đến nay của ECB đã được ban hành trong bối cảnh đó. Một cuộc thảo luận về đợt đánh giá này, dự kiến diễn ra vào ngày 1/4/2020, đã bị hoãn lại sáu tuần và sau đó là vô thời hạn. Phải đến tháng Chín năm ngoái bà Lagarde mới thấy rằng cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 đã dịu xuống để tiếp tục công tác đánh giá, với thời điểm kết thúc dự kiến là một năm sau.Đây cũng là lúc số lượng vấn đề cần bàn luận được nâng lên con số 12, và vấn đề việc làm, dù đóng vai trò quan trọng đối với tiền lương và lạm phát, nhưng phải đến đầu năm 2021 mới được thêm vào ở vị trí thứ 13.
Hai vấn đề lớn gây nhiều tranh cãi là mục tiêu lạm phát và biến đổi khí hậu. Mục tiêu lạm phát là yếu tố quan trọng đối với chính sách tiền tệ. Đa số ý kiến đồng thuận rằng cần thay đổi mục tiêu lạm phát, nhưng bất đồng lại ở chỗ nên điều chỉnh đến mức nào.Nhiều người ủng hộ mức mục tiêu đúng 2%, trong khi số khác muốn có một mức cam kết cao hơn.
Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất. Bà Lagarde muốn ECB đóng góp nhiều vào cuộc chiến này, và nhận được sự ủng hộ từ nhiều thành viên trong Hội đồng thống đốc, nhưng nhiều người vẫn lo ngại rằng nỗ lực này sẽ làm xao nhãng mục tiêu lạm phát.Nhiều ý kiến lại cho rằng việc ECB đấu tranh chống biến đổi khí hậu, chứ không phải các vấn đề khác như bất bình đẳng, là một điều vô lý./.
- Từ khóa :
- Ecb
- chính sách tiền tệ
- châu âu
- biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ECB: Vẫn còn "quá sớm" để giảm hỗ trợ đà hồi phục kinh tế
13:13' - 11/06/2021
ECB đã giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục và không điều chỉnh chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trị giá 1.850 tỷ euro (2.200 tỷ USD), nhằm giữ chi phí đi vay ở mức thấp để thúc đẩy chi tiêu và đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tăng và kinh tế phục hồi - "phép thử" chính sách của ECB
18:08' - 07/06/2021
Lạm phát tăng và nền kinh tế phục hồi khi các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng sẽ là trọng tâm tại cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 10/6 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17'
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.