EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện
Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 23-24/3, lãnh đạo các nước EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện của khối nhằm ngăn chặn giá năng lượng tăng đột biến như năm ngoái sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu.
Nhờ thời tiết ấm áp và một loạt biện pháp khẩn cấp để tiết kiệm năng lượng và lưu trữ khí đốt, EU đã vượt qua mùa Đông với tình hình an ninh năng lượng tốt hơn so với dự báo đáng lo ngại từng được đưa ra.
Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất thay đổi thị trường điện của châu Âu theo hướng tập trung vào việc tăng cường sử dụng các hợp đồng dài hạn và có giá cố định để giá điện không phụ thuộc vào giá nhiên liệu hóa thạch dễ biến động.
Tại hội nghị ngày 23/3, lãnh đạo các nước EU nhất trí nên thông qua các cải cách thị trường điện của khối vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng thảo luận cách hỗ trợ các kế hoạch của EU nhằm nhanh chóng nhân rộng các công nghệ và năng lượng thân thiện với môi trường để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau hội nghị, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng năng lượng hạt nhân có thể góp phần vào nỗ lực giảm khí thải CO2. Theo bà Ursula von der Leyen, những công nghệ không phát thải CO2 được xem là chiến lược trong tương lai như tấm pin Mặt Trời, cũng như các loại pin, sẽ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầy đủ của EU.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, vai trò của năng lượng hạt nhân trong quá trình khử cacbon của nền kinh tế là một trong những vấn đề gây bất đồng tại hội nghị. Pháp muốn phát triển năng lượng hạt nhân để góp phần hướng tới một nền kinh tế phi carbon.
Các quốc gia như Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha phản đối, cho rằng việc đưa năng lượng hạt nhân vào luật pháp sẽ làm suy yếu các nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo như năng lượng gió và Mặt Trời.
Các lãnh đạo EU cũng chia rẽ về vấn đề động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Hồi đầu tháng 3 này, Đức đã phản đối một dự thảo kế hoạch khí hậu quan trọng của EU nhằm chấm dứt việc bán các loại ô tô mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035 để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Séc và Slovakia, hai quốc gia đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng của ngành ô tô, đã bày tỏ quan ngại. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho rằng việc liên kết với các công nghệ nước ngoài không thúc đẩy khả năng cạnh tranh của khối.
Một số nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nhà sản xuất ô tô cần có sự chắc chắn để triển khai các khoản đầu tư lớn cần thiết để chuyển đổi ngành công nghiệp./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB cảnh báo căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng Eurozone
20:35' - 22/03/2023
Những rối loạn tài chính gần đây có thể làm tăng thêm “các nguy cơ xấu” trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
-
Kinh tế & Xã hội
EU đối mặt với già hóa dân số
08:46' - 22/03/2023
Dữ liệu của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy độ tuổi trung bình của dân số châu Âu đã tăng 2,5 tuổi trong thập kỷ qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.