EU nhất trí lộ trình kiểm soát giá năng lượng
Ngày 21/10, Hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) đã đạt được thỏa thuận về một lộ trình nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trước xu hướng giá năng lượng leo thang trong những tuần tới.
Thỏa thuận trên đã được sau 11 giờ thảo luận về các đề xuất nhằm giảm chi phí năng lượng trong bối cảnh giá khí đốt tăng vọt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Thỏa thuận đã nêu bật tầm quan trọng của việc phải tiến hành phân tích chi phí và lợi ích khi áp giá trần về điện, cũng như đánh giá tác động bên ngoài châu Âu.
Phát biểu tại họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nêu rõ thỏa thuận đã vạch ra một lộ trình vững chắc để các thành viên tiếp tục làm việc về chủ đề giá năng lượng.
Thỏa thuận kêu gọi các nước thành viên trong những tuần tới tìm ra cách thức để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cao, mà vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh của EU trên toàn cầu, cũng như tính thống nhất của thị trường chung này.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe dọa đối với thị trường nội khối của EU, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp tối đa để bảo vệ thị trường chung này.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ hài lòng về thỏa thuận, cho rằng khoảng thời gian 2-3 tuần tới sẽ cho phép EC đưa ra đề xuất nhằm thực thi các cơ chế này.
Theo ông, thỏa thuận này đã gửi đi tín hiệu rõ ràng đối với thị trường về sự quyết tâm và đoàn kết của khối. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá EU đã đạt được tiến triển tốt trong vấn đề năng lượng.
Việc giá năng lượng ở châu Âu tăng cao do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở châu lục này, trong đó Đức chịu ảnh hưởng nặng nề vì phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Nga.
Hiện 15 quốc gia, trong đó có Pháp, Italy, Ba Lan, đang nỗ lực thúc đẩy nhanh chóng áp đặt mức trần giá khí đốt. Tuy nhiên, nỗ lực này đang vấp phải sự phản đối của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU và Hà Lan - nước nhập khẩu khí đốt nhiều nhất khối này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU tránh áp ngay giá trần khí đốt trong các đề xuất năng lượng mới
14:14' - 19/10/2022
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 18/10 đã đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp khác để giải quyết tình trạng giá năng lượng cao, nhưng tránh việc áp đặt giới hạn giá khí đốt.
-
Kinh tế Thế giới
EU công bố gói giải pháp chống khủng hoảng năng lượng
07:56' - 19/10/2022
Ngày 18/10, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất cơ chế tạm thời hạn chế giá bán buôn khí đốt trong mùa Đông tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Công Thương: Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam
21:01' - 16/11/2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, tăng trưởng thương mại Việt Nam – Mỹ đã phát triển rất tốt trong năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai năng lượng châu Âu sau khi Nga “đóng van” khí đốt
16:37' - 16/11/2024
Ngày 15/11, Nga thông báo với Áo về việc nước này sẽ dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine, đánh dấu bước tiến gần hơn tới việc chấm dứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Moskva sang châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN thu hút nhà đầu tư nước ngoài
09:01' - 16/11/2024
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều Đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút các nhà đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ -Trung có thể gặp nhiều sóng gió hậu bầu cử
20:07' - 15/11/2024
Khi đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đáp trả trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh suy yếu, gây lo ngại về mục tiêu tăng trưởng
18:46' - 15/11/2024
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 15/11 công bố báo cáo cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm trong tháng 9/2024 và tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý III.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25' - 15/11/2024
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51' - 15/11/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Âu lo ngại tác động kép từ chính sách thương mại mới của Mỹ
08:20' - 15/11/2024
Kết quả bầu cử ở Mỹ đã làm gia tăng các mối rủi ro đối với nền kinh tế Đức, vốn đang đình trệ, và ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Chính phủ đề xuất hỗ trợ tiền mặt đối phó lạm phát
16:02' - 14/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.