EU sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát giá năng lượng
Ngày 12/10, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Kadri Simson cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung vào tuần tới nhằm nỗ lực kiểm soát tình trạng giá năng lượng leo thang, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ biện pháp mới nào cũng cần có sự đồng thuận cao giữa các nước thành viên.
Phát biểu khi tới dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở Praha (CH Séc), bà Simson thông báo: “Tuần tới, EC sẽ đưa ra gói đề xuất khác”.
Bộ trưởng Môi trường, Khí hậu, Thông tin và Vận tải Ireland Eamon Ryan xác nhận các nước đều nhất trí sẽ có thêm hành động, song để đưa ra chính xác cơ chế thực hiện sẽ cần thêm thời gian.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng và Phát triển số Thụy Điển Khashayar Farmanbar cho rằng cần có sự can thiệp thị trường trong ngắn hạn và EC cần tìm ra biện pháp nhằm tách riêng vấn đề giá khí đốt với giá điện.
Về phần mình, Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy Terje Aasland cho biết nước này không khuyến nghị EC áp giá trần đối với khí đốt nhập khẩu. Ông nhấn mạnh các cuộc đàm phán với đối tác nhằm tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác các bên cùng có lợi là phương án thích hợp hơn việc áp giá trần.
Trong khi đó, Bộ trưởng Khí hậu và Chính sách năng lượng Hà Lan Rob Jetten cho rằng EU cần thúc đẩy các mục tiêu cứng rắn hơn nhằm tiết kiệm năng lượng để tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng và kiềm chế đà tăng của giá cả vào mùa Đông này.
Ông cho hay Hà Lan ủng hộ các mục tiêu có tính ràng buộc hơn đối với tất cả các nước thành viên EU, đồng thời nêu rõ mỗi nước cần nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu tiết kiệm 15-20% năng lượng.
Theo hãng tin Reuters, vấn đề cách thức, thời điểm và liệu có áp giá trần với khí đốt sẽ là trọng tâm của Hội nghị các Bộ trưởng Năng lượng EU, khi các nước đang theo đuổi kế hoạch chung nhằm ứng phó với giá khí đốt cao. Hội nghị tại Praha sẽ cố gắng đưa ra định hướng rõ ràng hơn về biện pháp năng lượng khẩn cấp tiếp theo mà EC nên đề xuất.
Với giá khí đốt tăng gần 90% so với cách đây một năm, phần lớn các thành viên đều ủng hộ áp giá trần với khí đốt, song lại bất đồng về hình thức thực hiện.
Một số quốc gia, trong đó có Đức, phản đối biện pháp này do lo ngại rằng những nước đang chật vật tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường có giá cạnh tranh trên toàn cầu thay cho nguồn cung của Nga sẽ thêm khó khăn.
Trước thềm cuộc họp, Đức và Hà Lan đã đề xuất một số biện pháp, bao gồm áp giá chuẩn mới cho khí tự nhiên hóa lỏng, các mục tiêu cứng rắn hơn để tiết kiệm khí đốt, đàm phán hạ giá thành với các nhà cung cấp khác, như Na Uy.
Tháng 6 vừa qua, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã áp giá trần với khí đốt dùng để sản xuất điện, từ đó giúp hạ giá điện trong nước. Ý tưởng này đã thu hút sự chú ý của các nước khác, dù vẫn còn lo ngại rằng sẽ làm tăng nhu cầu khí đốt của EU.
Cùng ngày, phản ứng trước kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga, Thứ trưởng Năng lượng Nga Pavel Sorokin khẳng định điều này sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường dầu mỏ. Phát biểu tại Diễn đàn quốc tế Tuần lễ Năng lượng Nga, ông tuyên bố Nga sẽ không hợp tác với những nước áp đặt biện pháp này.
Đầu tháng 9 vừa qua, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, trong đó dầu thô bị áp giá trần từ ngày 5/12/2022, còn các sản phẩm dầu mỏ bị áp giá trần từ ngày 5/2/2023. Vệc áp giá trần sẽ được triển khai cùng với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga nhằm hạn chế nguồn tài chính của Moskva./.
- Từ khóa :
- giá năng lượng
- giá khí đốt
- khí đốt
- nga
- châu âu
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu khí đốt của Mỹ sang châu Âu tăng mạnh
07:57' - 09/10/2022
Xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG), khí đốt tự nhiên khác của Mỹ tăng mạnh trong tháng 8/2022, đặc biệt sang các quốc gia châu Âu vốn đang đối mặt với mùa Đông đến gần và không chắc chắn về nguồn cung.
-
Kinh tế Thế giới
Sức ép gia tăng có khiến châu Âu áp giá trần đối với khí đốt nhập khẩu?
05:30' - 09/10/2022
Liên minh châu Âu (EU) liệu sẽ áp trần giá đối với khí đốt tự nhiên trong thời gian tới, trước áp lực ngày càng tăng từ một số quốc gia thành viên?
-
Kinh tế & Xã hội
Nổ đường ống khí đốt ở Mexico
08:19' - 08/10/2022
Đường ống khí đốt trên thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí quốc gia (Pemex) và bị gặp sự cố vào khoảng 6h30 theo giờ địa phương tại điểm đi qua thành phố Huimanguillo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.