EU sẽ ra quyết định chính thức về thủ tục thâm hụt quá mức với 7 thành viên
Các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp hôm 16/7 tại Brussels, trong khuôn khổ Hội đồng Kinh tế và Tài chính (ECOFIN), lần đầu tiên dưới sự chủ trì của Hungary, đã nhất trí ủng hộ yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC) về việc tiến hành thủ tục thâm hụt quá mức đối với Italy, Bỉ, Pháp, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, quyết định chính thức sẽ được hoãn lại cho đến cuộc họp Ủy ban đại diện thường trực của các chính phủ trong Hội đồng EU (COREPER) vào ngày 24/7, nơi các Đại sứ sẽ thông báo cho các Bộ trưởng Kinh tế, sau đó được phê chuẩn bằng thủ tục văn bản. Quá trình dự kiến kết thúc vào ngày 26/7, đánh dấu thời điểm bắt đầu giám sát thâm hụt.
Theo Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni, vẫn còn quá sớm để nói về việc phạt các quốc gia thành viên, theo quy định của thủ tục thâm hụt quá mức và các quy tắc của Hiệp ước Ổn định mới. Các quy tắc mới về chính sách kinh tế chung và tài khoản công đã được điều chỉnh giảm nhẹ. Về nguyên tắc, mức phạt đối với các quốc gia không khắc phục được thâm hụt quá mức sẽ giảm, nhưng với mức phạt thấp hơn thì khả năng áp dụng sẽ cao hơn. Trong trường hợp các quốc gia không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt hoặc các cam kết giảm không đủ, khoản phạt 0,05% GDP quốc gia có thể được áp dụng sáu tháng một lần, với tổng số tiền phạt cuối cùng có thể lên tới 0,1% GDP mỗi năm (thay vì khoản ký quỹ không tính lãi lên tới 0,5% GDP theo quy định trước đây).Tuy nhiên, ông Gentiloni lưu ý rằng đây là kịch bản xa vời. "Chúng tôi không đề cập đến việc phạt tiền, mà là việc bắt đầu một quá trình lâu dài". Ông nhấn mạnh, thủ tục thâm hụt quá mức "mất nhiều thời gian," được tính toán bắt đầu từ khi có quyết định chính thức thông qua đề nghị của Ủy ban điều hành EU.
Thủ tục thâm hụt quá mức là một quy trình do EU áp dụng nhằm đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ các quy tắc về kỷ luật tài chính và ổn định kinh tế. Quy trình này được kích hoạt khi một quốc gia có thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP hoặc tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn 60%.Vào cuối tuần tới, 7 quốc gia liên quan dự kiến sẽ chính thức bước vào giai đoạn điều chỉnh của EU. Đây mới chỉ là bước khởi đầu của thủ tục thâm hụt quá mức. Các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ có thời gian để điều chỉnh chính sách tài chính của họ và tránh các biện pháp trừng phạt. Việc tuân thủ các quy tắc mới của Hiệp ước Ổn định được coi là chìa khóa để thoát khỏi thủ tục này và đảm bảo sự ổn định tài chính lâu dài cho các quốc gia thành viên EU.- Từ khóa :
- EU
- châu âu
- thủ tục thâm hụt quá mức
- thành viên eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu
21:30' - 16/07/2024
Theo Ngân hàng trung ương Đức – Bundesbank, việc chống lạm phát cao là một thử thách về độ kiên nhẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ việc tăng mạnh lương tối thiểu tại châu Âu
06:30' - 16/07/2024
Khắp châu Âu, lương tối thiểu đã trở thành một công cụ chính sách công quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30'
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.
-
Tài chính
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
15:39' - 19/11/2024
Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm mục đích sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước phồn vinh, thịnh vượng.