Eurozone: Tăng lương không phải là yếu tố gây tăng lạm phát
Mặc dù việc điều chỉnh tăng lương theo lạm phát đã được thực hiện, nhưng quý I/2024, 16 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó có một số nước thuộc khu vực đồng euro (Eurozone), vẫn có mức lương thực tế thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19, tức là vào cuối năm 2019.
Báo Les Echos (Pháp) dẫn báo cáo của OECD cho biết, 29 trong số 35 quốc gia thành viên được khảo sát trong quý I/2024 cho thấy tốc độ tăng giá hàng hóa trên thực tế đã giảm rõ rệt trong 1,5 năm qua.Nhưng những tổn thất về sức mua vẫn chưa được giải quyết triệt để tại nhiều nước. Nguyên nhân là do, trong quý đầu năm 2024, 16 quốc gia OECD có mức lương thực tế thấp hơn mức lương trung bình ba tháng cuối năm 2019. Đặc biệt, tại Eurozone, tiền lương thực tế trong quý I/2024 đã giảm khoảng 2% so với cuối năm 2019.
Chuyên gia François Geerolf, nhà kinh tế học tại Trung tâm Quan sát Điều kiện Kinh tế Pháp (OFCE), nhận xét, tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp trong khu vực đồng euro vào cuối năm 2023 cao hơn 2 điểm so với mức cuối năm 2019. Đáng chú ý, lạm phát không được tạo ra bởi tiền lương mà bởi lợi nhuận.Đang có tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng tình trạng “sương mù” do lạm phát gây ra để tăng giá bán. Điều này khiến lạm phát không thể giảm và việc tăng lương chắc chắn vẫn sẽ là chủ đề được đề cập đến trong những tháng tới tại Eurozone.
Đầu tháng Bảy, trong một bài phát biểu ở Naples (Italy), nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Philip Lane, cho rằng tiền lương của người lao động châu Âu sẽ tăng khoảng 4,5% trong quý II/2024 (không bao gồm lạm phát) sau khi đã tăng 5% trong quý I/2024. Tính trung bình cả năm, tốc độ tăng lương ước tính của Eurozone vào khoảng 2,5% sức mua của người lao động. Nhưng tốc độ tăng năng suất lại đang diễn ra rất yếu ở khu vực đồng euro. Nhà kinh tế học tại Ngân hàng Société Générale (SG), Michel Martinez, nói: “Cần phải tăng năng suất đáng kể để nhịp độ tăng lương phù hợp với lạm phát ở mức 2%, tương ứng với mục tiêu của ECB”. Theo đánh giá của chuyên gia Martinez, thị trường lao động tại Eurozone vẫn diễn ra căng thẳng. Kết quả các cuộc khảo sát thị trường việc làm cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phàn nàn về những khó khăn trong tuyển dụng. Trong bối cảnh khủng hoảng lạm phát và tỷ lệ lãi suất tăng cao, có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về cầu hơn là cung lao động. Tỷ lệ thất nghiệp, hiện là 6,4%, vẫn ở mức thấp lịch sử tại Eurozone. Từ tháng 5/2019 - 5/2024, mức lương tối thiểu tại 30 quốc gia OECD đã tăng trung bình 12,8% (bao gồm cả việc tính đến lạm phát). Tuy nhiên, tác động tăng lương của mỗi quốc gia là rất khác nhau. Tại một nửa số quốc gia thành viên OECD, ở các khu vực có mức lương trung bình thấp, tiền lương thực tế phát huy hiệu quả tương đối tốt hơn so với những khu vực có mức lương trung bình tương đối và cao”.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Số liệu mới khiến BoE "đau đầu" về lạm phát, lãi suất sẽ ra sao?
07:00' - 18/07/2024
Giá khách sạn tăng - diễn ra vào thời điểm ca sỹ người Mỹ Taylor Swift và các nghệ sĩ khác lưu diễn vòng quanh Vương quốc Anh - là một phần nguyên nhân khiến lạm phát cao hơn dự kiến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.