EVFTA: Các điều khoản SPS ảnh hưởng như nào tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và việc đàm phán cũng như thực thi các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như thách thức mới.
Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi về mặt pháp lý cũng như về nhận thức của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nội dung này đã được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao nhận thức về các điều khoản SPS mới của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam” do Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức sáng 8/11 tại Hà Nội. Phát biểu tại hội thảo, ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia EU-MUTRAP cho biết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã được ký kết và đang chờ phê chuẩn để đi vào thực hiện.Do đó, việc áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thực vật và kiểm dịch động vật (SPS) được quy định cụ thể trong chương SPS của Hiệp định EVFTA.
Theo ông Claudio Dordi, chương SPS tạo cơ hội thuận lợi cho thương mại nông sản thực phẩm giữa Việt Nam và EU, tuy nhiên Việt Nam và EU cũng cần phải có sự thay đổi trong quản lý để phù hợp với yêu cầu thực tế khi triển khai. Vì vậy, hội thảo lần này được tổ chức với hy vọng nâng cao nhận thức, đảm bảo nhận thức trong việc triển khai các nội dung về SPS trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA.Qua đó, đảm bảo thuận lợi cho việc thực thi Hiệp định, đảm bảo quyền và lợi của cả Việt Nam và EU sau này khi EVFTA chính thức có hiệu lực.
Nhận định từ các chuyên gia cho thấy: EVFTA được đánh giá có sức lan tỏa rất lớn giữa các nước thành viên, cùng với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh ưu đãi về thuế quan, EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tận dụng hết các ưu đãi do hiệp định mang lại. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường từ EVFTA. Bởi trong khi Việt Nam còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, thì đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Đáng lưu ý là rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào thị trường EU vẫn còn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường EU. Bà Miriam García Ferrer, ban Kinh tế và Thương mại Trưởng Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: Mặc dù việc đàm phán hiệp định thương mại EVFTA đã kết thúc từ cuối năm 2015 nhưng quan trọng hơn là các bên phải hoàn thiện khung pháp lý và đáp ứng các yêu cầu mà hiệp định đưa ra. Điển hình là mặt hàng nông sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của Việt Nam như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế. Bà Miriam García Ferrer cho biết thêm: Tại Châu Âu, chỉ cần đến một cửa duy nhất và đưa ra yêu cầu chính thức các thủ tục để Ủy ban châu Âu đánh giá các quy định.Nếu đáp ứng đầy đủ là có thể phê duyệt ngay và được công bố công khai trên mạng, đặc biệt doanh nghiệp sẽ không mất bất cứ chi phí nào.
Theo ông Nguyễn Tử Cương, chuyên gia dự án EU-Mutrap, nhiều lĩnh vực của Việt Nam vẫn chưa gắn kết trong kiểm soát mối nguy An toàn cho sức khỏe động vật, thực vật và An toàn thực phẩm. Cùng với đó, rất khó kiểm soát theo chuỗi, từ trang trại hoặc từ ao nuôi đến bàn ăn. Vì thế, Việt Nam chỉ tận dụng được lợi thế từ hiệp định EVFTA khi hiểu rõ Quy định về đảm bảo an toàn thực vật và kiểm dịch động thực vật, có hệ thống tổ chức tinh gọn đúng yêu cầu chuyên môn, và minh bạch, tức là mọi quy định đều trên cơ sở đánh giá nguy cơ, không nhằm dựng rào cản thương mại. Ông Nguyễn Tử Cương cho rằng: Việt Nam nên có một cơ quan dảm nhận nhiệm vụ SPS và cơ quan này có thể trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trực thuộc Chính phủ nhằm kiểm soát An toàn sức khỏe động thực vật trên cạn và An toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này. Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà nước phải quản lý chặt khâu sản xuất, đảm bảo sản phẩm phải được truy xuất được nguồn gốc khi đưa ra thị trường và xây dựng được hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn, góp phần đưa hình ảnh và nông sản Việt Nam tới gần hơn với bạn bè quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để tối đa hóa lợi ích từ EVFTA?
13:25' - 02/11/2017
Bên cạnh ưu đãi về thuế quan, EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ mà nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khó có thể hưởng được mức thuế ưu đãi 0%.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA giữa Việt Nam và EAEU đạt hiệu quả rõ ràng
08:57' - 06/10/2017
Theo tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga Dương Hoàng Minh, trong một năm qua, FTA giữa Việt Nam và EAEU đã thể hiện hiệu quả rất rõ ràng.
-
Hàng hoá
EVFTA: Cơ hội cho ngành da giày Việt Nam tại thị trường châu Âu
08:58' - 30/09/2017
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2018. Đây được đánh giá là cơ hội lớn đối với ngành da giày Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm thế nào để tận dụng lợi ích từ các RTA/FTA?
18:23' - 27/08/2017
Việt Nam đang nỗ lực cải cách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế để tận dụng lợi ích từ các RTA/FTA mang lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, hấp dẫn
14:27'
Sáng 20/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường việc thực hiện giải ngân đầu tư công
13:23'
Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường thực hiện giải ngân đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu kéo dài Đại lộ Đông Tây tới Long An
13:20'
TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu phương án kéo dài Đại lộ Đông Tây tới tỉnh Long An nhằm kết nối liên vùng, phát huy hiệu quả của tuyến này.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng chính sách thị thực để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
12:58'
Mở rộng chính sách cấp thị thực (visa) là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn, thân thiện và sẵn sàng đón khách quốc tế trong thời đại mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND các cấp
12:57'
Tại giao ban với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã ngày 20/5, các đại biểu thống nhất định hướng của HĐND thành phố về công tác nhân sự đại biểu HĐND khi tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bố trí thêm 150 tỷ đồng tiếp tục thi công dự án Tỉnh lộ 328
10:54'
Ngày 20/5, đại diện Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, dự án Tỉnh lộ 328 qua các xã của huyện Xuyên Mộc đã được bố trí thêm nguồn vốn 150 tỷ đồng và đã được tiếp tục thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đàm phán lần 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng
10:21'
Phiên đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22 tháng 5 năm 2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án giao thông trọng điểm tại Vũng Áng “dở dang” vì vướng mặt bằng
10:20'
Hiện nay tại khu kinh tế Vũng Áng có 2 dự án thi công đường giao thông đang gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”
10:05'
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.