Làm gì để tối đa hóa lợi ích từ EVFTA?
Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), dự kiến có hiệu lực vào năm 2018.
Đây là FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu đãi về thuế quan, EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ mà nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khó có thể hưởng được mức thuế ưu đãi 0%.
Thông tin này đã được các đại biểu bàn thảo nhiều tại Hội thảo “Tham vấn về các tác động của Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam” do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên (EU-MUTRAP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 2/11 tại Hà Nội.Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng CIEM cho biết, Hiệp định EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán từ năm 2015 và đang trong quá trình chuẩn bị cho việc ký kết cũng như thực thi.
Với tính toàn diện và được đánh giá là FTA chất lượng cao, phạm vi cam kết rộng EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ, nhờ đó đẩy mạnh năng suất và tăng đầu ra cho nhiều ngành sản xuất. Nghiên cứu ban đầu về đánh giá tác động dài hạn của Hiệp định EVFTA cho thấy Hiệp định này mang lại lợi ích bền vững cho cả hai bên. Đặc biệt, báo cáo nghiên cứu cập nhật lần này củng cố thêm nhận định Việt Nam và EU là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng. Theo ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia nước ngoài EU-MUTRAP, EU là một thị trường có mức thu nhập cao, cũng là thị trường có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ với những rào cản về kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu rất lớn.Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị và giải quyết trước khi FTA này có hiệu lực; trong đó khó khăn là việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA.
Hiêp định này mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu và tham gia rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các hình thức khác nhau.Đơn cử như việc dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc và chứng nhận xuất xứ, cải thiện môi trường, tạo thuận lợi thương mại và hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trưởng EU.
Tuy nhiên, để đạt đươc tiêu chuẩn, chất lượng ngặt nghèo của EU và nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tăng thêm hàm lượng giá trị gia tăng và hàm lượng chế biến trong ngành hàng xuất khẩu, Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều thách thức không hề nhỏ. Đánh giá về ý nghĩa của EVFTA đối với sự phát triển của Việt Nam, ông Trương Đình Tuyển-nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam, khẳng định Hiệp định EVFTA hướng tới mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường từ EVFTA. Bởi trong khi Việt Nam còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, thì đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Đáng lưu ý là rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào thị trường EU vẫn còn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường EU. Điển hình là mặt hàng nông sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của Việt Nam như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế. Theo các chuyên gia, để đạt được tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo của EU và nâng cao khả năng cạnh tranh, Nhà nước cần xác định về các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.Với nguồn lực có hạn, Việt Nam không thể phân tán lực lượng mà phải tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn mà mình có khả năng như: dệt may, giày dép… và lắp ráp (như ôtô, xe máy, thiết bị điện và điện tử).
Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung cũng như EVFTA nói riêng. Mặt khác, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, xây dựng những giải pháp tổng thể nhằm phát triển nguồn nhân lực cũng như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm hiểu và mở rộng các cơ hội tiếp cận thị trường EU./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
FTA giữa Việt Nam và EAEU đạt hiệu quả rõ ràng
08:57' - 06/10/2017
Theo tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga Dương Hoàng Minh, trong một năm qua, FTA giữa Việt Nam và EAEU đã thể hiện hiệu quả rất rõ ràng.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm thế nào để tận dụng lợi ích từ các RTA/FTA?
18:23' - 27/08/2017
Việt Nam đang nỗ lực cải cách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế để tận dụng lợi ích từ các RTA/FTA mang lại.
-
DN cần biết
Giải pháp cho doanh nghiệp dệt may Việt tận dụng tối đa ưu đãi từ FTA
17:13' - 02/08/2017
Muốn nâng cao thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới và đem lại nhiều lợi nhuận hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần biết cách để tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan mà các FTA mang lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).