EVN vẫn gặp khó trong đầu tư xây dựng các dự án

15:22' - 07/08/2023
BNEWS Công tác đầu tư các dự án lưới điện cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong thỏa thuận hướng tuyến, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng…

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, hiện tập đoàn vẫn đang gặp khó khăn trong đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện.

Cụ thể, về nguồn điện, tập đoàn vẫn chưa khởi công dự án Nhiệt điện Ô Môn IV do chưa thể trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án nhiệt điện Dung Quất I & III do việc triển khai chuỗi dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh gặp vướng mắc và chưa xác định tiến độ câp khí.

 

Công tác đầu tư các dự án lưới điện cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong thỏa thuận hướng tuyến, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng… ;năm 2022 phát sinh các vướng mắc mới liên quan thủ tục trình duyệt chủ trương đầu tư các dự án mới theo quy định Luật Đầu tư, công tác đấu thầu mua sắm thiết bị phải thực hiện đấu thầu nội khối theo quy định Nghị định 90/2022/NĐ-CP về việc quản lý, sử dụng nhà, đất.

Bên cạnh đó, sau khi Quy hoạch điện VIII được duyệt, EVN hiện đang gặp vướng mắc về việc xác định chủ đầu tư các dự án nguồn và lưới điện truyền tải do chưa được xác định cụ thể trong QUy hoạch điện VIII và chưa có quy định, hướng dẫn để EVN và các đơn vị có đủ thời gian chuẩn bị dự án đáp ứng tiến độ theo quy hoạch.

Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong qua trình thực hiện đầu tư các dự án điện, EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, hiện các dự án đầu tư xây dựng trạm biến áp và đường dây 110 – 500 kV, 220 kV trên địa bàn các tỉnh/thành phố đều gặp vướng mắc về việc liên quan đến thủ tục “giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất” trong khi các quy định hiện hành đều chưa có quy định về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của các khu đất đã được quy hoạch để xây dựng trmaj và đường dây tải điện, gây ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới.

Do đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung cơ chế đặc thù: “Đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đầu tư các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện trên địa bàn các tỉnh/thành phố, căn cứ vào Luật Điện lực, quy hoạch phát triển điện lực được duyệt, UBND các tỉnh/thành phố có thẩm quyền quyết định cho ngành điện thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, không qua đấu thầu dự án có sử dụng đất”.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng kiến nghị các địa phương tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và bồi thường giải phóng mặt bằng để thúc đẩy tiến độ các công trình điện.  

Trong thời gian qua, EVN đã thưc hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi trong năm 2022 và còn nhiều yếu tố bất định trong thời gian tới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của EVn nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nối chung./.

 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục