FAO lo ngại nguy cơ bất ổn xã hội do giá lương thực tăng cao
Giá lương thực toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ, chất thêm gánh nặng lên những quốc gia vốn đang phải vật lộn với khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) lo ngại giá cả tăng cao có thể làm gia tăng bất ổn xã hội ở các quốc gia đã sa lầy vào tình trạng hỗn loạn chính trị. Theo FAO, giá lương thực trong tháng 5 cao hơn gần 40% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2011. Tương tự, giá ngô đã tăng vọt 88%, đậu tương tăng 73%, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa tăng 38%, đường tăng 34% và thịt tăng 10%.Arif Husain, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), bày tỏ quan ngại trước thực trạng trên, liên tưởng đến việc giá lương thực thực phẩm cơ bản tăng chóng mặt đã gây ra bạo loạn ở một số thành phố trên thế giới hồi năm 2007-2008.
Giá cả tăng đỉnh điểm vào năm 2010-2011 thậm chí đã “châm ngòi” cho các cuộc chính biến Mùa xuân Arab.
Sau khi đại dịch COVID-19 gây ra khủng hoảng kinh tế vào năm ngoái, các chính phủ đã không ngần ngại “bơm” những khoản tiền khổng lồ cho các chương trình kích cầu. Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi, song lạm phát cũng theo đó tăng lên.Phó giám đốc thương mại và thị trường của FAO Josef Schmidhuber chỉ ra rằng tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều trên toàn thế giới khiến các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với hóa đơn nhập khẩu cao hơn trong khi nguồn thu không tăng.
Các yếu tố khác như hạn hán ở Brazil khiến giá ngô tăng, giá dầu phục hồi và chi phí vận chuyển đường biển tăng cũng góp phần đẩy giá lương thực lên cao.
Bộ Nông Nghiệp Mỹ dự báo sản lượng kỷ lục cho mùa vụ 2021-2022, đặc biệt là với các sản phẩm như đậu tương Brazil và ngô Mỹ. Nếu điều này thành hiện thực, giá nông sản sẽ hạ nhiệt, song tất cả còn phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết vốn luôn là ẩn số.
Chuyên gia Schmidhuber của FAO không mấy lạc quan trong vấn đề này. Ông tin rằng giá lương thực năm nay sẽ vẫn tương đối cao, đặc biệt nếu giá dầu tăng do ngành nông nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng.
Chia sẻ quan điểm của Schmidhuber, nhà kinh tế Abdolreza Abbassian dự đoán thị trường thực phẩm trong tương lai sẽ còn biến động nhiều hơn so với trước đây, và chưa chắc các quốc gia đã có sự chuẩn bị tốt hơn so với 10 năm trước khi đối mặt với những biến động này.
Nhà kinh tế của FAO nhận định giá thực phẩm tăng vọt gây ra bất ổn xã hội đã là câu chuyện của thập kỷ trước.
Giờ đây, giá thực phẩm chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố. Giá thực phẩm, giá năng lượng, hoặc đơn giản chỉ cần thời tiết xấu cũng đủ là nguyên nhân bùng phát bất ổn xã hội.
Ông Abbassian cảnh báo các quốc gia phát triển cần có sự chuẩn bị cho những biến động ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chỉ số giá lương thực thế giới ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2014
18:55' - 06/05/2021
Giá lương thực thế giới trong tháng 4/2021 đã tăng tháng thứ 11 liên liếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2014, trong đó đường là mặt hàng có mức tăng giá cao nhất.
-
Thị trường
FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng tháng thứ 10 liên tiếp
18:05' - 08/04/2021
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá thực phẩm toàn cầu đã tăng trong tháng 3/2021, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ 10 liên tiếp, với giá dầu thực vật và các sản phẩm từ sữa dẫn đầu đà tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49'
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16'
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25'
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.