FTAAP sẽ giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực
Liên quan đến tham vọng hình thành một Hiệp định Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), có ý kiến cho rằng các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trước tiên cần hạ thấp các rào cản kinh tế của mình để có thể hưởng lợi từ hiệp định này.
Nghiên cứu về tính khả thi và bài toán về chi phí-lợi ích của FTAAP, đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh hồi năm 2014, hiện đang được đánh giá để theo kế hoạch sẽ công bố vào năm sau.Một khu vực thương mại tự do bao gồm 21 nước thành viên APEC, hiện chiếm hơn 50% tổng GDP toàn cầu, cần được hình thành trước năm 2025.
Giáo sư Fariborz Moshirian, Giám đốc Học viện Tài chính Toàn cầu tại UNSW, cho hay FTAAP sẽ giúp tiến trình hội nhập kinh tế của các nước thành viên APEC trở nên hiệu quả hơn so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình (TPP), song điều này sẽ chỉ xảy ra nếu những quốc gia này có thể hợp tác với nhau.James Laurenceson, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ Trung Quốc - Australia cho hay các mô hình kinh tế được thực hiện năm 2014 đã chỉ ra rằng với FTAAP, mức tăng thu nhập toàn cầu sẽ cao hơn gấp tám lần so với TPP, chủ yếu do hiệp định này có sự góp mặt của Trung Quốc.
Trong bối cảnh vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới vẫn đang bế tắc nhiều quốc gia có xu hướng hình thành các khối thương mại khu vực mang tính chính trị.Và giải pháp đặt ra hiện nay là hội nhập theo khu vực, như đã thấy ở châu Âu. Rõ ràng, việc xóa bỏ các rào cản thương mại sẽ tạo ra “người thắng” và “kẻ thua”, song “chìa khóa” dẫn đến thành công chính là một cơ chế đền bù thích hợp đối với những đối tượng bị ảnh hưởng bởi các thỏa thuận thương mại tự do (FTA).
Lấy Khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone) làm ví dụ, khi hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối được dỡ bỏ, từng quốc gia thành viên đã phải thực hiện cơ chế đền bù đối với những “người thua”.
Ở đây, đền bù có nghĩa là mỗi quốc gia xây dựng một hệ thống cung cấp việc làm cho những người lao động bị mất việc vì FTA. Ví dụ, nếu ngành sản xuất thép của Australia tỏ ra “lép vế” so với Trung Quốc sau hội nhập thì Sydney có thể tính tới việc đào tạo nhân công làm việc trong lĩnh vực khác.
Phương Nga (Theo THX)Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện phát triển hệ sinh thái blockchain và AI tại Việt Nam
21:49' - 23/04/2025
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái công nghệ, bao gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.
-
Thị trường
Thuế Mỹ "giáng đòn" vào ngành gạo Thái Lan
20:50' - 23/04/2025
Bà Daeng Donsingha, một nông dân Thái Lan, đã lo lắng cho gia đình chín người của mình khi giá gạo ở quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai này giảm trong năm nay, sau khi Ấn Độ nối lại xuất khẩu.
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.