G20 kêu gọi cùng hành động đối phó với khủng hoảng lương thực
Ngày 15/7, Bộ trưởng Tài chính Indoneisa Sri Mulyani Indrawati đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) có hành động cụ thể để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng trầm trọng và cuộc khủng hoảng nguồn cung phân bón.
Lời kêu gọi trên được đưa ra cuộc họp của các bộ trưởng G20 kéo dài 2 ngày (15-16/7) tại Bali (Indonesia).
Theo Bộ trưởng Mulyani, thế giới đang phải đối mặt với nạn đói toàn cầu đáng báo động do chiến tranh, các hạn chế xuất khẩu và tác động kéo dài của dịch bệnh. Nguy cơ xảy ra khủng hoảng nguồn cung phân bón có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực thậm chí đến năm 2023 và lâu hơn nữa.
Cũng đưa ra lời kêu gọi cùng hành động khẩn cấp, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng các nước nên đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm giúp những người dân đang gặp khó khăn nhất, hơn là thực hiện chính sách trợ cấp tốn kém và không hiệu quả.
Bà Yellen đồng thời kêu gọi các nước G20 củng cố ngân sách chi tiêu nhằm giải quyết những thách thức về an ninh lương thực hiện nay liên quan đến xung đột, biến đổi khí hậu và cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, những hộ gia đình nghèo tại các quốc gia nghèo nhất là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dẫn tới hạn chế phát triển và xói mòn các nỗ lực xóa đói nghèo.
Bà nhấn mạnh các nước cần hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực ngắn hạn, và quan trọng hơn là những yếu tố dài hạn gây mất an ninh lương thực, trong đó có tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo đó, các nước G20 cần tận dụng nguồn lương thực và nông nghiệp hiện có để thực hiện mục tiêu này, đồng thời việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực hiện này cũng cần có sự đóng góp và hỗ trợ của các tổ chức tài chính đa phương, Chương trình Nông nghiệp và An ninh lương thực toàn cầu (GAFSP).
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed Al-Jadaan cho rằng các quốc gia G20 cần thiết lập cơ chế hỗ trợ để phân bổ phân bón cho nông dân, thúc đẩy các kênh kết nối cung và cầu.
Trước cuộc họp của G20 tại Bali, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố một báo cáo nhan đề "Lưu ý giám sát G20", trong đó cảnh báo "triển vọng kinh tế toàn cầu đã tối đi đáng kể, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao".
Tháng 4 vừa qua, IMF đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 3,6% năm 2022 và 2023, phản ánh tác động tiêu cực của xung đột tại Ukraine và việc kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các đợt bùng phát COVID-19 hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
FAO: 28,9% dân số Brazil đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực
09:30' - 07/07/2022
Theo FAO, khoảng 61,3 triệu người Brazil – tương đương 28,9% dân số - phải sống trong tình trạng mất an ninh lương thực trong giai đoạn 2019-2021, trong đó có tới 15,4 triệu người ở mức nghiêm trọng.
-
Phân tích - Dự báo
An ninh lương thực toàn cầu: Lúa mỳ khan hiếm, gạo thì sao?
06:30' - 03/07/2022
Cuộc xung đột tại Ukraine chỉ là một trong số những mối đe dọa chồng chất đang đè nặng lên tình hình an ninh lương thực của các quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Quốc hay Ấn Độ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản sẽ đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
08:12' - 28/06/2022
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.