G20 tiếp tục chia rẽ về các vấn đề “nóng” trên toàn cầu
Ngày 13/10, Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) đang tiến hành các cuộc thảo luận trong không khí chia rẽ, giữa bối cảnh các nước nước thành viên đều đang nằm dưới “cái bóng” của nhiều cuộc khủng hoảng, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho tới suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng vọt và biến đổi khí hậu.
Các bộ trưởng tài chính và chủ tịch ngân hàng trung ương của G20 đang có mặt tại Washington (Mỹ) để tham dự trong Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần này.
Tại đây, họ nhấn mạnh nhiều thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, bao gồm lãi suất tăng mạnh, giá lương thực leo thang, cùng với tình trạng đói nghèo ngày càng trầm trọng và thiên tai liên tiếp do biến đổi khí hậu.
IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2023 vào đầu tuần này, với cảnh báo rằng "điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến". Tuy nhiên G20, bao gồm Nga, dự kiến sẽ bế mạc cuộc họp mà không có thông cáo chung, như trong các cuộc họp trước do Indonesia chủ trì trong năm nay. Trong khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga, các quốc gia khác vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Moskva, đặc biệt là việc Ấn Độ và Trung Quốc đẩy mạnh mua dầu của Nga để tranh thủ giá tốt. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hiện đang tìm cách áp mức giá trần đối với dầu thô xuất khẩu của Nga, một động thái được cho là nhằm tước đi nguồn tài trợ chính cho chiến dịch của nước này tại Ukraine. G7 - bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ- cho biết họ đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong các phần quan trọng của đề xuất áp giá trần đối với dầu thô của Nga, nhấn mạnh thêm rằng họ đã “kết nạp” Australia vào liên minh của mình. Đạt được sự chấp thuận rộng rãi trên toàn cầu đối với giới hạn giá là một thách thức quan trọng đối với đề xuất này. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia dẫn đầu đã khiến Mỹ không hài lòng khi nhất trí cắt giảm mạnh sản lượng tại cuộc họp mới nhất, cùng với Nga và các đồng minh khác, còn gọi là OPEC+. Động thái này có thể khiến giá năng lượng tăng cao hơn nữa. Ngày 11/10 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo về "hậu quả" đối với Saudi Arabia sau hành động trên. Căng thẳng giữa các nước thành viên G20 xuất hiện trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) vào tháng tới. Sự thiếu nhất trí trong nhóm cũng diễn ra trước Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP27) của Liên hợp quốc tại Ai Cập vào tháng 11 tới. Biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề trọng tâm trong các cuộc họp của IMF và WB trong tuần này. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, thế giới phải đầu tư tới 6.000 tỷ USD mỗi năm nếu muốn đáp ứng được mục tiêu của thỏa thuận Paris là đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu./.>>>Mỹ hối thúc G20 loại bỏ hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhật Bản cam kết áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ
15:15' - 13/10/2022
Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trước những biến động nhanh trên thị trường tiền tệ do giới đầu cơ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến lược phát triển kinh tế và quản lý nguồn thu dầu mỏ của Saudi Arabia
05:30' - 12/10/2022
Để duy trì và củng cố các thành quả kinh tế trong dài hạn, điều quan trọng là Saudi Arabia phải tránh các "mô hình bội chi" trong quá khứ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.