Chiến lược phát triển kinh tế và quản lý nguồn thu dầu mỏ của Saudi Arabia
Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết đánh giá về triển vọng của nền kinh tế Saudi Arabia. Bài viết cho rằng để duy trì và củng cố các thành quả kinh tế trong dài hạn, điều quan trọng là Saudi Arabia phải tránh các "mô hình bội chi" trong quá khứ, quản lý tốt nguồn thu từ dầu mỏ đồng thời duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ do khu vực tư nhân dẫn dắt và tiến hành cải cách vì một nền kinh tế xanh hơn.
Saudi Arabia mới đây công bố báo cáo đánh giá tích cực về nền kinh tế trong năm 2022, trong đó quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ này kỳ vọng đạt thặng dư ngân sách khá lớn lần đầu tiên sau 8 năm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo kinh tế Saudi Arabia sẽ tăng trưởng 7,6% trong năm nay, trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD.Triển vọng tươi sáng này sẽ có ý nghĩa chiến lược đối với Saudi Arabia xét trên phương diện trong nước, khu vực và toàn cầu. Saudi Arabia chắc chắn sẽ phải thận trọng và sáng suốt để rút ra những bài học từ các đợt bùng nổ kinh tế trước đây, nhằm duy trì và củng cố các thành quả kinh tế đó trong dài hạn.Theo dự báo của Bộ Tài chính Saudi Arabia, thu ngân sách của nước này dự kiến đạt 326 tỷ USD trong năm 2022, tăng khoảng 17% so với mức dự kiến được đưa ra hồi đầu năm. Chi tiêu ngân sách thực tế cũng sẽ tăng khoảng 18% từ mức 255 tỷ USD theo kế hoạch ngân sách, lên 302 tỷ USD trong năm 2022. Mặc dù chi tiêu ngân sách gia tăng đáng kể, Saudi Arabia sẽ vẫn đạt thặng dư ngân sách khoảng 24 tỷ USD vào cuối năm 2022.Lần gần đây nhất quốc gia này ghi nhận thặng dư ngân sách là vào năm 2013. Trong năm đó, thặng dư ngân sách của Saudi Arabia đạt hơn 40 tỷ USD, nhưng sau đó nước này đã chứng kiến các mức thâm hụt khổng lồ trong 8 năm liên tiếp, với thâm hụt lớn nhất là 103 tỷ USD được ghi nhận trong năm 2015.Báo cáo công bố cuối tuần trước của Bộ Tài chính Saudi Arabia đã ca ngợi những tiến bộ đạt được trong các dự án đa dạng hóa nền kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội. Báo cáo nêu bật thành công của Chương trình Cân bằng Tài khóa do Chính phủ Saudi Arabia triển khai nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách.Báo cáo cũng nêu rõ Chương trình Bền vững Tài khóa hiện nay đang giúp cân bằng giữa "chi tiêu chiến lược" của Tầm nhìn 2030 với nhu cầu duy trì các chỉ số tài khóa ổn định, bao gồm mức nợ chính phủ và dự trữ tài chính. Tuy nhiên, việc duy trì sự cân bằng này trong giai đoạn khó khăn kinh tế kéo dài 8 năm vừa qua là điều không dễ dàng.Trong giai đoạn đó, Saudi Arabia đã ghi nhận các mức thâm hụt ngân sách lớn do giá dầu giảm mạnh, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cũng như đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, nhân tố làm sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trên các thị trường quốc tế. Các đánh giá về sức khỏe tài chính của Saudi Arabia trong tương lai cũng khá tích cực. Theo Bộ Tài chính Saudi Arabia, nước này dự kiến sẽ tiếp tục đạt thặng dư ngân sách trong năm 2023 và trong tương lai gần, ít nhất là đến năm 2025. Báo cáo của bộ này cũng cho rằng triển vọng tích cực đó sẽ giúp Saudi Arabia cải thiện sức khỏe tài chính một cách dễ dàng hơn thông qua chi tiêu hiệu quả, tăng trưởng nguồn thu và quản lý rủi ro.Mặc dù đạt được kết quả thu ngân sách sách như mong đợi, Chính phủ Saudi Arabia sẽ tiếp tục đi vay từ các thị trường trong nước và quốc tế để thanh toán nợ công. Những cải thiện gần đây về xếp hạng tín nhiệm của Saudi Arabia sẽ giúp việc đi vay của nước này trở nên dễ dàng hơn với chi phí rẻ hơn.Triển vọng của nền kinh tế Saudi Arabia nói chung thậm chí còn tươi sáng hơn. Điều này bắt đầu được ghi nhận vào năm 2021, khi GDP của Saudi Arabia đạt mức tăng trưởng 3,2% (đã được điều chỉnh theo lạm phát) sau khi sụt giảm do tác động của COVID-19 và sự sụp đổ của giá dầu trong những năm 2019-2020. Tuy nhiên, năm 2022 đang trở thành năm bội thu của Saudi Arabia với GDP dự kiến sẽ tăng khoảng 7,6%, ghi dấu mức trưởng nhanh nhất trong 10 năm qua. Bước nhảy vọt này sẽ đưa Saudi Arabia trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.Những đánh giá gần đây của IMF đã khẳng định triển vọng lạc quan của nền kinh tế Saudi Arabia. Trong một báo cáo gần đây, IMF nhận định triển vọng trong ngắn hạn và trung hạn đối với Saudi Arabia là rất tích cực, với tăng trưởng ngày càng cao hơn, lạm phát vẫn được kiểm soát và dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục gia tăng.Theo IMF, với sản lượng dầu gia tăng theo lộ trình sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+, và động lực từ việc tiếp tục chương trình cải cách đầy tham vọng theo Tầm nhìn 2030 đang được triển khai, GDP của Saudi Arabia dự kiến tăng 7,6% năm 2022. IMF dự báo tăng trưởng trong khu vực phi dầu mỏ của Saudi Arabia sẽ đạt 4,2% trong năm 2022 và lạm phát sẽ cao hơn trong nửa cuối năm nay nhưng sẽ vẫn ở mức trung bình 2,8% trong cả năm. Sự cải thiện về sức khỏe tài chính của chính phủ cũng như nền kinh tế nói chung đã giúp cải thiện xếp hạng tín nhiệm và khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Saudi Arabia, giữa lúc nước này đang cần rất nhiều vốn đầu tư để triển khai các siêu dự án. Triển vọng tích cực này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa nền kinh tế và triển khai các dự án để chuẩn bị cho nước này bước vào thời kỳ không còn phụ thuộc vào dầu mỏ. Điều quan trọng để đạt được mục tiêu đó là trao quyền cho khu vực tư nhân dẫn dắt tăng trưởng, thay vì vai trò của chính phủ.Ở khía cạnh xã hội, nền kinh tế ngày càng được cải thiện đã mang lại nhiều việc làm hơn cho công dân Saudi Arabia và các lao động nước ngoài. Đầu tháng này, Chính phủ Saudi Arabia cho hay tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã giảm đáng kể, xuống mức dưới 10%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn ở mức cao, đặc biệt đối với phụ nữ, nhưng việc đạt được con số đó là một thành tựu lớn chưa từng có trong hơn một thập kỷ qua. IMF dự báo quy mô của nền kinh tế Saudi Arabia sẽ vượt mốc 1.000 tỷ USD trong năm nay, khẳng định vị thế của nền kinh tế lớn thứ 18 thế giới. Đây là lần đầu tiên GDP của Saudi Arabia vượt mức 1.000 tỷ USD. Việc tham gia câu lạc bộ 1.000 tỷ USD sẽ làm tăng thêm ảnh hưởng và vai trò của nước này trong khu vực và thế giới. Vai trò của Saudi Arabia trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu có thể sẽ gia tăng thông qua Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Liên hợp quốc (LHQ), Ngân hàng Thế giới (WB), IMF và các tổ chức khác. Để duy trì và củng cố các thành quả kinh tế trong dài hạn, điều quan trọng đối với Saudi Arabia là phải tránh các "mô hình bội chi" trong quá khứ. Cảnh báo của IMF là kịp thời và phù hợp. Ưu tiên chính sách của Saudi Arabia là phải quản lý hiệu quả nguồn thu từ dầu mỏ trong khi duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ do khu vực tư nhân dẫn dắt và tiến hành cải cách vì một nền kinh tế xanh hơn.Đặc biệt, nước này cần tiếp tục mở cửa và đa dạng hóa nền kinh tế theo các cải cách của Tầm nhìn 2030, bao gồm cả việc thực hiện Chiến lược Đầu tư Quốc gia./.- Từ khóa :
- saudi arabia
- trung đông
- kinh tế saudi arabia
Tin liên quan
-
Thị trường
Saudi Arabia cam kết đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ
07:57' - 09/10/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Adel Al-Jubeir ngày 8/10 cam kết đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ vì lợi ích của người tiêu dùng và nhà sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Saudi Aramco: Công suất dự phòng của các nhà sản xuất dầu mỏ hiện rất thấp
07:43' - 05/10/2022
Theo CEO của Saudi Aramco, công suất dự phòng hiện chỉ ở mức 1,5% nhu cầu toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Tập đoàn năng lượng Saudi Aramco cảnh báo tình trạng thiếu đầu tư vào dầu mỏ
12:41' - 21/09/2022
Tình trạng thiếu đầu tư trong lĩnh vực hydrocarbon vào thời điểm mà các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa có sẵn là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng năng lượng.
-
DN cần biết
Saudi Arabia đầu tư 9,3 tỷ USD vào các dự án sản xuất sắt thép
07:42' - 14/09/2022
Saudi Arabia đã công bố với báo chí 3 dự án sản xuất trong lĩnh vực sắt thép với tổng công suất 6,2 triệu tấn, trị giá 35 tỷ riyal (9,3 tỷ USD).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.