Gần 21,8 nghìn tỷ đồng tiền hỗ trợ đã đến tay 24,2 triệu lượt người gặp khó khăn
Chiều 15/10, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19; Nghị quyết 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ghi nhận nỗ lực của toàn ngành lao động đã cùng hành động, cùng chăm lo, làm những gì tốt nhất có thể để đảm bảo an sinh xã hội, để an dân.Ngành đã tham mưu nhanh nhất, ở mức tối đa để tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ ban hành chính sách để hỗ trợ người lao động, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, để chống đứt gãy chuỗi lao động.
Nhấn mạnh Nghị quyết 68/NQ-CP đã được sửa rất căn bản, chậm nhất trong đầu tuần tới, Chính phủ sẽ sửa Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đi kèm để đảm bảo việc triển khai chính sách thông thoáng nhất, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý: Nghị quyết 116/NQ-CP bước vào giai đoạn rất quan trọng, yêu cầu các địa phương tập trung để thực hiện trên toàn tuyến.
Đồng thời, các địa phương cần quan tâm tới việc giám sát, đôn đốc, rút kinh nghiệm trong việc triển khai chính sách.
"Từ Nghị quyết 42 tới Nghị quyết 68, Nghị quyết 116, các chính sách đều thể hiện tinh thần nhân văn, thể hiện sự chung sức chung lòng để chăm lo cho người lao động, chia sẻ với người lao động để vượt qua đại dịch”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. Tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế và xây dựng chương trình khôi phục thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của chương trình này. Đề án xây dựng kế hoạch phục hồi thị trường lao động của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có khớp nối với chương trình chung của Chính phủ.Trong đó, kế hoạch của ngành lao động hướng mạnh vào 3 việc: giữ chân người lao động; thu hút người lao động đã về quê quay trở lại; đào tạo, phát triển thêm lực lượng lao động bổ sung cho những lĩnh vực, ngành nghề, khu vực có nhu cầu rất cao cho khôi phục phát triển kinh tế.
Vấn đề thời sự, cấp bách cần tập trung giải quyết lúc này, theo ông Đào Ngọc Dung là thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. "Hà Nội và các tỉnh thành từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc thì không đáng ngại lắm nhưng từ Đà Nẵng trở vào, các đầu tàu kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Tây Ninh… rõ ràng rất đáng ngại" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết. "Nếu để đứt gãy thị trường lao động thì tốn kém rất nhiều, hệ quả phải khắc phục nặng hơn rất nhiều lần. Nhưng thực tế vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn duy trì trả lương để giữ chân công nhân", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết. Báo cáo nhanh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, tính đến ngày 14/10, cả nước có 24,26 triệu lượt đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg với tổng kinh phí gần 21,89 nghìn tỷ đồng. Quá trình triển khai nghị quyết và quyết định, có một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, Bộ đang dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Đối với việc triển khai Nghị quyết 116 và Quyết định số 28 về việc hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy: Đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 428.894 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 999,5 tỷ đồng cho 425.117 người lao động. Về tình hình hỗ trợ gạo cho người dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của các địa phương, có 2.184 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,83 tỷ đồng cho 1.541 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 với mức 5 triệu đồng/trẻ em và 124 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 với mức 1 triệu đồng/trẻ em. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong thời gian tới, Bộ này sẽ khẩn trương quán triệt Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi Nghị quyết số 68/NQ-CP để ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 23 sẽ triển khai thực hiện ngay các chính sách, đề cao tính chủ động, linh hoạt của từng địa phương. Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương, để có thêm nguồn hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động nhằm đảm bảo cho người dân duy trì cuộc sống.Đề cao công tác giám sát, đánh giá việc rà soát, lập danh sách, phê duyệt và chi trả hỗ trợ, đảm bảo việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động, không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách.
Đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ của người lao động đề nghị hỗ trợ hàng ngày bằng các hình thức thuận lợi nhất cho người lao động (qua dịch vụ bưu chính, Cổng dịch vụ công quốc gia, trực tiếp, trực tuyến, email,…) để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời linh hoạt trong việc giảm thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người lao động.Chấn chỉnh kịp thời, kiên quyết không để xảy ra tình trạng yêu cầu nộp bổ sung hồ sơ giấy đối với hồ sơ trực tuyến đã được gửi và ký số của người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đúng quy định.
Tăng cường rà soát đối tượng, nắm bắt đời sống của người dân, người lao động, đề xuất đảm bảo người lao động không bị thiếu đói. Các địa phương thực hiện cấp phát đúng, đủ lượng gạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 năm 2021.Có phương án về trợ giúp xã hội, giải quyết đình công để phòng ngừa những bất ổn của xã hội do người lao động không có việc làm kéo dài, không thể đảm bảo được cuộc sống tối thiểu./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
T&T Group và SHB hỗ trợ một số tỉnh, thành phòng chống dịch COVID-19
16:29' - 15/10/2021
Nhằm tăng cường nguồn lực y tế trong phòng, chống dịch COVID-19, Tập đoàn T&T Group và SHB đã trao tặng hàng trăm nghìn bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 và xe cứu thương cho nhiều tỉnh, thành phố.
-
Hàng hoá
Tp. Hồ Chí Minh tung nhiều gói hỗ trợ mua sắm, kích cầu thị trường
14:53' - 15/10/2021
Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh trong những ngày gần đây, không khí kinh doanh, bán lẻ bắt đầu sôi động hơn thời điểm cuối tháng 9/2021.
-
Doanh nghiệp
HDBank tăng gói hỗ trợ doanh nghiệp SME và hộ sản xuất kinh doanh lên 10.000 tỷ đồng
12:42' - 15/10/2021
Khách hàng HDBank sẽ được hưởng ưu đãi riêng từ gói tín dụng “Doanh nghiệp vay online nhận ngay ưu đãi lãi suất” với lãi suất vay chỉ từ 4,99%.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ Samsung khôi phục sản xuất và duy trì chuỗi cung ứng
18:51' - 14/10/2021
Bộ Công Thương cam kết sẽ tiếp tục phối hợp triển khai, đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt về các điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất hiện nay.
-
Ngân hàng
Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch
16:16' - 14/10/2021
Văn bản cũng nêu rõ, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc duy trì hạn mức tín dụng, cho vay mới đối với doanh nghiệp hàng không theo quy định hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Tiêu thụ điện tăng kỷ lục giữa nắng nóng
09:39'
Tháng 6/2025, khu vực miền Bắc ghi nhận mức tiêu thụ điện cao nhất kể từ đầu năm, tạo áp lực lớn cho việc vận hành.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Công bố báo cáo sơ bộ về tai nạn khiến 260 người thiệt mạng
09:06'
Máy bay cất cánh từ Ahmedabad đi London đã mất lực đẩy và rơi xuống ngay sau khi rời mặt đất, trở thành thảm họa hàng không với nhiều người thiệt mạng nhất thế giới trong một thập kỷ.
-
Kinh tế tổng hợp
Câu chuyện phía sau đêm khai mạc giải bóng đá rực rỡ
07:45'
Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 diễn ra không chỉ như một nghi thức khởi đầu giải đấu, mà như một bản giao hưởng lớn.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 12/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 12/7, sáng mai 13/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử thông qua VNeID trên ví điện tử
21:03' - 11/07/2025
Từ nay, người dùng ví điện tử 9Pay khi thực hiện định danh (KYC) sẽ được xác minh và xác thực danh tính thông qua VNeID.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 12/7/2025. XSMB thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMB 12/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 12/7/2025. XSMN thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMN 12/7. KQXSMN 12/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMN thứ Bảy. Xổ số miền Nam hôm nay 12/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 12/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 12/7/2025. XSMT thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMT 12/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMT ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Y tế siết lại quản lý trong giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
19:11' - 11/07/2025
Các bệnh viện tâm thần, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về tâm thần phải thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn và quy định về cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.