Gazprom chuẩn bị cắt khí đốt cung cấp cho Bulgaria
Công ty khí đốt PGNiG của Ba Lan đã xác nhận về việc nhà xuất khẩu khí đốt của Nga Gazprom đã thông báo về điều này. Bulgaria cũng sẽ không có khí đốt của Nga từ thứ Tư (27/4). Theo đại diện của NET4GAS, việc gián đoạn sẽ không hoặc thậm chí ảnh hưởng rất nhỏ đến Cộng hòa Czech (Séc).
Gazprom không thông báo cho phía Ba Lan lý do tại sao họ ngừng cung cấp khí đốt. Tuy nhiên, cổng thông tin onet.pl, nơi đầu tiên đưa tin về khả năng đóng van cho biết, thời hạn Ba Lan thanh toán bằng đồng ruble theo yêu cầu của Kremlin, đã hết hạn.
Tuy nhiên, Vácsava từ chối và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki không đồng tình với cách tiếp cận của Nga.
Theo Reuters, PGNiG cũng tuyên bố Gazprom đã vi phạm hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn và họ đang thực hiện các bước để nối lại nguồn cung cấp, như đã nêu trong hợp đồng.Hợp đồng sẽ hết hạn vào cuối năm nay và Ủy viên Chính phủ Ba Lan về Cơ sở hạ tầng Năng lượng Chiến lược Piotr Naimski cho biết, nước này sẽ đối phó với tình trạng hết nguồn cung ngay từ bây giờ. Ông nói thêm rằng, việc ngừng cung cấp từ Nga có thể thay thế bằng khí đốt từ các nguồn khác.
Theo Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan Anna Moskwa, các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Ba Lan đã đầy 76% và hiện không cần thiết phải sử dụng lượng dự trữ.Bộ trưởng nói: "Ba Lan có dự trữ khí đốt cần thiết và các nguồn cung cấp bảo vệ an ninh năng lượng của chúng tôi", đồng thời đảm bảo sẽ không có chuyện thiếu khí đốt trong các hộ gia đình ở Ba Lan.
Theo Tomasz Stempiena, người đứng đầu Gaz-System, nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt tự nhiên của Ba Lan, kho lưu trữ của đất nước hiện đã lấp đầy 80%. Điện Kremlin cho biết thanh toán bằng đồng ruble cho các hàng hóa khác và chỉ xuất khẩu sang các nước "thân thiện". Theo Forum Energie, Ba Lan chiếm khoảng 55% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ từ nguồn cung cấp từ Nga.Trong một thời gian dài, bất kể cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine như thế nào, Ba Lan đã xúc tiến để thay thế từ các nguồn khác. Việc xây dựng đường ống dẫn khí Baltic Pipe, cung cấp khí đốt từ Na Uy đến Ba Lan, sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Bloomberg cho biết, ngay từ đầu giờ chiều, khi các phương tiện truyền thông Ba Lan đưa thông tin không chính thức về việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga, giá khí đốt tại châu Âu đã tăng 17%. Bộ Năng lượng Bulgaria cho biết Gazprom sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Bulgaria từ ngày 27/4, nhưng cam đoan rằng chưa cần thiết phải giảm tiêu thụ.Cộng hòa Czech sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự cố
Tháng 12/2021, đại diện của Hiệp hội Khí đốt Czech và NET4GAS tuyên bố rằng việc gián đoạn nguồn cung cấp qua đường ống dẫn khí đốt Yamal sẽ không ảnh hưởng hoặc thậm chí rất nhỏ đối với Cộng hòa Czech. Đại diện của NET4GAS, công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế nguyên liệu này đến Cộng hòa Czech cho biết, Czech chủ yếu lấy nguyên liệu từ các tuyến đường vận chuyển khác. RWE Gas Storage là nhà điều hành lớn nhất của các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm ở Cộng hòa Czech, vận hành sáu cơ sở lưu trữ với dung lượng hoạt động khoảng 2,7 tỷ mét khối. Một nhà điều hành khác của các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm ở Cộng hòa Czech là công ty MND Gas Storage, sở hữu và vận hành hai cơ sở lưu trữ. Trước thông báo về việc ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Thủ tướng Czech Petr Fiala ngày 26/4 cho biết rằng bước đi này đang làm trầm trọng thêm tình hình của Nga và vi phạm các hợp đồng hiện có. Theo ông: “Đây là bằng chứng nữa cho thấy chúng ta phải dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU muốn giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay
15:08' - 26/04/2022
Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2027.
-
Kinh tế Thế giới
Áo tái khẳng định không ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu khí đốt Nga
12:32' - 23/04/2022
Ngoại trưởng Áo Magnus Brunner cho biết nước này sẽ không ủng hộ khả năng áp đặt lệnh nhập khẩu khí đốt của Nga vì điều đó sẽ gây hại cho Vienna nhiều hơn là Moskva.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.