Giá dầu ăn sẽ tăng khi Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ
Người tiêu dùng toàn cầu không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả nhiều tiền hơn để mua dầu ăn sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ bất ngờ của Indonesia buộc người mua phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế.
Trong khi đó, nguồn cung dầu ăn đã rơi vào tình trạng thiếu hụt do thời tiết bất lợi và xung đột Nga-Ukraine.
Các nhà quan sát dự đoán quyết định cấm xuất khẩu của Indonesia, nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới sẽ nâng giá tất cả các loại dầu ăn chính bao gồm dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người tiêu dùng vốn nhạy cảm với biến động giá cả tại châu Á và châu Phi, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao hơn. James Fry, Chủ tịch công ty tư vấn hàng hóa LMC International, tại Anh, nhận định quyết định của Indonesia không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu cọ mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thực vật trên toàn thế giới. Dầu cọ - được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm từ bánh ngọt cho đến mỹ phẩm, chất tẩy rửa - chiếm gần 60% các lô hàng dầu thực vật toàn cầu và Indonesia đóng góp khoảng một phần ba tổng lượng dầu thực vật xuất khẩu.Ngày 22/4, “quốc gia vạn đảo” đã công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, cho đến khi có thông báo mới. Động thái nhằm giải quyết tình trạng tăng giá tại thị trường trong nước.
Giá dầu thực vật đã tăng hơn 50% trong sáu tháng qua do tình trạng thiếu hụt nguồn cung dưới tác động của nhiều yếu tố từ tình trạng thiếu lao động tại Malaysia cho đến hạn hán ở Argentina và Canada. Đây là những nước xuất khẩu dầu đậu nành và dầu hạt cải lớn nhất. Thị trường đã từng kỳ vọng vào một vụ mùa hướng dương bội thu từ nhà xuất khẩu hàng đầu Ukraine sẽ giảm bớt tình trạng khan hàng, song chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine đã dập tắt những hy vọng này. Các nhà nhập khẩu như Ấn Độ, Bangladesh (Băng-la-đét) và Pakistan (Pa-kix-tan) sẽ cố gắng tăng cường thu mua dầu cọ từ Malaysia, song nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới không thể lấp đầy khoảng trống do Indonesia tạo ra. Indonesia thường cung cấp gần một nửa tổng lượng dầu cọ nhập khẩu của Ấn Độ, trong khi Pakistan và Bangladesh nhập khẩu gần 80% lượng dầu cọ của họ từ Indonesia. Hồi tháng Hai, giá dầu thực vật đã tăng lên mức cao kỷ lục do nguồn cung dầu hướng dương từ khu vực Biển Đen bị gián đoạn./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
09:14' - 25/04/2022
Bộ Công Thương cho biết, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
-
Thị trường
Indonesia kỳ vọng sản lượng và nhu cầu dầu cọ gia tăng trong năm nay
09:08' - 20/04/2022
Các công ty sản xuất dầu cọ ở hạ nguồn Indonesia lạc quan rằng sản lượng và nhu cầu sẽ tăng trưởng trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Bắt khối lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa
16:11' - 21/05/2025
Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện, thu giữ gần 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
-
Hàng hoá
Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc
15:16' - 21/05/2025
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ việc kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 1% do lo ngại Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
14:56' - 21/05/2025
Giá dầu châu Á tăng hơn 1% trong phiên ngày 21/5 sau khi có thông tin Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
-
Hàng hoá
Nông sản đồng loạt tăng giá trên thị trường
14:02' - 21/05/2025
Trên thị trường nông sản, giá ngô ghi nhận phiên phục hồi thứ hai trước lo ngại về tình trạng mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh
12:03' - 21/05/2025
Các lô hàng điện thoại iPhone của hãng Apple và điện thoại thông minh khác từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng cộng 688,5 triệu USD vào tháng 4, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 2011.
-
Hàng hoá
Giá dầu gần như đi ngang do bất ổn địa chính trị
07:56' - 21/05/2025
Giá dầu gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 20/5, do thị trường lo ngại về tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran, cũng như triển vọng hòa bình giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Đồng USD suy yếu, giá vàng thế giới tăng hơn 1%
07:55' - 21/05/2025
Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 20/5, khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.
-
Hàng hoá
Kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030
18:10' - 20/05/2025
Xuất khẩu gạo có những thời cơ, thách thức đang xen, Bộ Công Thương đã đưa ra các nhóm giải pháp để kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030.
-
Hàng hoá
Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất
16:38' - 20/05/2025
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên 20/5, trong bối cảnh tâm lý thị trường được cải thiện sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử.