Giá dầu đi xuống tuần thứ hai liên tiếp
Bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đạt được hồi cuối năm ngoái, giá dầu vẫn chịu sức ép từ mối lo dư cung dai dẳng, giữa bối cảnh một số nước nằm ngoài thỏa thuận này tiếp tục gia tăng sản lượng.
Việc ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron dẫn đầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp ngày 23/4 đã phần nào giảm bớt những lo ngại của thị trường về một cú sốc tương tự như việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), qua đó giúp giá dầu đi lên ngay khi mở cửa phiên đầu tuần (24/4).Tuy nhiên, đà tăng không kéo dài được tới cuối phiên do tâm lý lo ngại về tình trạng dư dôi nguồn cung toàn cầu tiếp tục "đeo bám" nhà đầu tư, giữa bối cảnh sản lượng khai thác dầu ở Mỹ liên tục tăng.
Thị trường liên tục trồi sụt bất nhất trong các phiên sau đó. Mặc dù Bộ Năng lượng Mỹ cho biết kho dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc hôm 21/4, cao hơn gấp hai lần so với con số dự đoán, song giới phân tích cảnh báo rằng nhu cầu xăng dầu của Mỹ yếu có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô trong những tuần tới.Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan nhận định, thị trường dầu thô toàn cầu vẫn đang “vật lộn” với tình trạng dư cung. Ngân hàng này dự đoán rằng OPEC có thể gia hạn thỏa thuận đạt được cuối năm ngoái nếu tổ chức này muốn duy trì giá dầu ở mức trên 50 USD/thùng.
Tâm lý của giới đầu tư năng lượng càng bị đè nặng khi hai mỏ dầu lớn của Libya là Sharara và El Feel, với sản lượng gần 400.000 thùng/ngày, đã mở cửa trở lại sau khi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ do các vụ biểu tình tại quốc gia Bắc Phi này.Thông tin trên khiến tình trạng dôi dư nguồn cung dầu toàn cầu càng rơi vào bế tắc. Trong khi đó, số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy lượng dầu tại các kho dự trữ ở nước này đã tăng 897.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 21/4, trái ngược so với dự báo giảm 1,7 triệu thùng, cũng khiến thị trường thêm ảm đạm.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu đảo chiều nhờ kỳ vọng vào khả năng OPEC sẽ nhất trí kéo dài thời hạn thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới hết năm 2017 nhằm “xoa dịu” tình trạng dư cung toàn cầu.Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 36 xu (0,7%), lên 49,33 USD/thùng, để mất mức cao nhất xác lập trong ngày là 49,76 USD/thùng. Đây là phiên đi xuống thứ tám của giá dầu ngọt nhẹ Mỹ trong vòng 11 phiên qua. Lần đầu tiên trong bốn tuần qua, các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng bày tỏ sự bi quan về triển vọng giá dầu ngọt nhẹ.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc cũng tiến 29 xu Mỹ (0,6%), lên 51,73 USD/thùng. Tuy nhiên, cả hai loại dầu chủ chốt này đều chứng kiến tuần giảm thứ hai liên tiếp, đồng thời cũng ghi nhận đà mất giá cho cả tháng Tư. Tính chung trong tháng 4/2017, giá dầu WTI hạ khoảng 2,5% và giá dầu Brent lùi 3,4%.Cùng ngày, báo cáo của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay lượng giàn khoan đang hoạt động của Mỹ trong tuần này tiếp tục tăng tuần thứ 15 liên tiếp, củng cố thêm kịch bản Mỹ đẩy mạnh sản lượng trong thời gian tới.- Từ khóa :
- giá dầu
- giá dầu brent
- OPEC
- giá dầu thế giới
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu liệu có đi lên sau một quý đi xuống?
08:14' - 29/04/2017
Giới phân tích dự báo giá dầu rất khó vượt quá được ngưỡng 60 USD/thùng trong năm 2017, khi kết quả quý I/2017 ghi nhận tình trạng "ảm đạm" vẫn đang tiếp diễn.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á nhích nhẹ phiên cuối tuần
16:30' - 28/04/2017
Giá dầu trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 28/4 đi lên tại thị trường châu Á.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm do quan ngại nhu cầu thấp
08:11' - 28/04/2017
giá dầu thô thế giới giảm nhẹ sau một phiên giao dịch nhiều biến động
-
Hàng hoá
Tình trạng dư cung tiếp tục kéo giá dầu châu Á đi xuống
16:59' - 27/04/2017
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 27/4, chủ yếu bởi nguyên nhân dư cung.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06'
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.