Giá dầu thế giới phiên 14/6 ổn định sau khi chạm mức cao nhất trong hơn hai năm

08:14' - 15/06/2021
BNEWS Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết việc các nhà máy lọc dầu tại Canada và Biển Bắc phần lớn đang trong tình trạng bảo dưỡng cũng đã giúp giá “vàng đen” tăng lên

Giá dầu thế giới khép phiên ngày 14/6 hầu như không đổi sau khi chạm các mức cao nhất trong hơn hai năm trong bối cảnh sản lượng dầu Mỹ tăng lên và việc Vương quốc Anh trì hoãn mở cửa trở lại do dịch COVID-19 đã tác động đến dự báo tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu và nguồn cung thắt chặt.

Thị trường dầu đã phản ứng trước dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về sản lượng dầu khí đá phiến, chiếm hơn 2/3 sản lượng dầu Mỹ, dự kiến sẽ tăng khoảng 38.000 thùng/ngày trong tháng 7/2021 lên 7,8 triệu thùng/ngày.

Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc tăng 17 xu Mỹ lên 72,86 USD/thùng. Trước đó lúc đầu phiên, giá dầu Brent biển Bắc đã chạm mức 73,64 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2019. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 3 xu Mỹ xuống 70,88 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 là 71,78 USD/thùng.

Giá dầu Mỹ đã đi lên đều đặn kể từ đầu năm nay khi nhu cầu đi lại tăng trở lại. Trong khi đó, giá khí đốt trung bình ở Mỹ cũng đã tăng trong 8 tuần liên tiếp, đạt 3,07 USD/gallon trong phiên 14/6 (1 gallon = 3,78 lít).

Theo ông Patrick De Haan, trưởng bộ phận phân tích xăng dầu của trang web theo dõi thị trường nhiên liệu GasBuddy cho biết thêm, nhu cầu xăng tăng mạnh khi các bang và thành phố mở cửa trở lại là yếu tố chính khiến giá xăng tăng. Trong khi đó, người phát ngôn của Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA) Jeanette McGee cho hay chi phí xăng xe của các tài xế đang tăng thêm trung bình 37% so với hồi đầu năm 2021.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 11/6 dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022, nhanh hơn so với dự báo trước đó. IEA kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu. OPEC+ đã hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá, đồng thời duy trì sự tuân thủ chặt chẽ các mục tiêu đã thống nhất trong tháng 5/2021, sau khi đại dịch COVID-19 đã tác động đến nhu cầu dầu từ năm 2020.

Lưu lượng các phương tiện cơ giới đang trở lại mức trước đại dịch ở Bắc Mỹ và phần lớn châu Âu, và nhiều máy bay đã “trở lại bầu trời” trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa được nới lỏng. Tuy nhiên, vào cuối ngày 14/6, Anh đã trì hoãn kế hoạch dỡ bỏ hầu hết các hạn chế áp dụng do dịch COVID-19 thêm một tháng, vì sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó, nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết việc các nhà máy lọc dầu tại Canada và Biển Bắc phần lớn đang trong tình trạng bảo dưỡng cũng đã giúp giá “vàng đen” tăng lên.

Tin liên quan

  • Giá dầu châu Á phiên chiều 14/6 đi lên Hàng hoá

    Giá dầu châu Á phiên chiều 14/6 đi lên

    16:13' - 14/06/2021

    Lượng xe lưu thông hồi phục như mức trước đại dịch tại Bắc Mỹ và phần lớn châu Âu giữa lúc lệnh phong toả được nới lỏng và điều này khiến giá dầu tăng liên tiếp ba tuần qua

  • Giá dầu châu Á sáng 14/6 gần mức cao nhất trong nhiều năm Hàng hoá

    Giá dầu châu Á sáng 14/6 gần mức cao nhất trong nhiều năm

    12:19' - 14/06/2021

    Giá dầu châu Á được giao dịch ở gần mức cao nhất trong nhiều năm trong phiên sáng 14/6 do triển vọng nhu cầu hồi phục khi các chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các nước được đẩy mạnh.

  • Giá dầu châu Á giảm nhẹ phiên 11/6 Hàng hoá

    Giá dầu châu Á giảm nhẹ phiên 11/6

    16:40' - 11/06/2021

    Giá dầu giảm trên thị trường châu Á trong phiên chiều 11/6, nhưng vẫn đang hướng đến tuần tăng thứ ba liên tiếp, trước những đồn đoán về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu ở châu Âu, Trung Quốc và Mỹ.


Tin cùng chuyên mục