Giá đường bật tăng từ đáy của 8 tháng
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,71% xuống 2.147 điểm. Tuy nhiên, nhờ tính chất giao dịch hai chiều, giá trị giao dịch toàn Sở vẫn đạt hơn 6.300 tỷ đồng.
*Giá đường tăng mạnh 5,63%
Khép lại ngày giao dịch 28/12, giá đường tăng mạnh 5,63% sau khi giằng co tại mức thấp nhất trong 8 tháng. Lực mua bắt đáy đã tạm thời lấn át những hỗ trợ triển vọng nguồn cung đường tích cực.
Tập đoàn đường lớn nhất Brazil, Raizen cho biết sản lượng mía ép của họ tính đến nay đã tăng 14% so với năm ngoái.
Trước đó, theo Tập đoàn công nghiệp mía đường UNICA, sản lượng đường nửa đầu tháng 12 tại vùng sản xuất chính Trung Nam của Brazil đạt 925.000 tấn, tăng 205,4% so với cùng kỳ năm trước. Giới chuyên gia nhận định, sản lượng đường niên vụ 2023/24 của Brazil có thể đạt mức cao kỷ lục.
* Giá cà phê tăng nhẹ
Trên bảng giá nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày giao dịch hôm qua, giá Arabica tăng nhẹ 0,13%, đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp của mặt hàng này. Giá Robusta tiếp tục hồi mạnh với mức tăng 2,34% so với tham chiếu. Lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh tồn kho ở mức thấp đã tiếp tục thúc đẩy giá đi lên.
Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US kết phiên 27/12 giảm gần 1.000 bao loại 60kg, về mức 246.941 bao, vẫn quanh mức thấp nhất trong hơn 24 năm. Trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo thị trường cà phê toàn cầu niên vụ 2023/24 đã dự báo tồn kho cà phê thế giới chỉ ở mức 26,5 triệu bao, thấp nhất 12 năm. Đồng thời, tồn kho Robusta đang lưu trữ tại Sở ICE-EU kết phiên 27/12 ở mức 34.050 tấn, giảm 960 tấn so với phiên trước đó và tiếp tục hướng về mức thấp lịch sử hồi cuối tháng 8 vừa qua.
Hơn nữa, các cuộc tấn công trên biển Đỏ khiến tình hình vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Điều này cũng góp phần thúc đẩy giá tăng.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (29/12), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ dao động trong khoảng 69.100 - 69.900 đồng/kg, tăng mạnh 1.700 đồng/kg so với hôm qua.
*Giá dầu giảm mạnh phiên thứ hai liên tiếp
Theo MXV, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (28/12), giá dầu đã về mức thấp nhất trong gần hai tuần qua và đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp giá giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do căng thẳng tại biển Đỏ có chiều hướng hạ nhiệt, các tàu hàng vận chuyển thuận lợi và đẩy nhanh nguồn cung ra ngoài thị trường hơn. Thêm vào đó, lo ngại về tăng trưởng nhu cầu và tâm lý chốt lời cuối năm cũng góp phần gây sức ép lên giá.
Cụ thể, giá dầu WTI giảm 3,16% xuống còn 71,77 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 77,15 USD/thùng, giảm 3% so với phiên trước đó.
Theo hãng tin Reuters, một số tàu chở hàng đã bắt đầu nối lại hoạt động trên biển Đỏ. Maersk của Đan Mạch sẽ định tuyến hầu hết tất cả các tàu container đi giữa châu Á và châu Âu qua kênh đào Suez và chỉ chuyển hướng một số tàu đi vòng quanh châu Phi. Đà tăng trước đó của giá dầu chủ yếu là do lo ngại gián đoạn nguồn cung tại khu vực này, nên khi căng thẳng hạ nhiệt, các nhà đầu tư cũng tăng cường vị thế chốt lời.
Ngoài ra, kỳ vọng thị trường về tình hình nhu cầu dầu thô vẫn chưa khởi sắc, cũng thúc đẩy lực bán mạnh. Phân tích từ Reuters cho biết Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ đối mặt với mức tiêu thụ dầu yếu trong nửa đầu năm 2024, khi thị phần toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid-19 do cắt giảm sản lượng và sự ra đi của thành viên Angola.
Tính đến hết tháng 11/2023, sản lượng dầu thô của OPEC giảm xuống còn 27,4% tổng thị trường từ mức 32-33% trong năm 2017-2018, theo số liệu từ báo cáo hàng tháng của nhóm.
Các nhà giao dịch cũng thận trọng chốt lời ngay trước thềm năm mới. Khối lượng giao dịch thấp, hiện vẫn ở dưới mức trung bình 50 ngày trong 8 phiên gần nhất. Điều này hạn chế đáng kể vị thế mở mua hợp đồng dầu mới ngay cả khi báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thương mại bất ngờ giảm mạnh 7,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 22/12. Trước đó, Viện dầu khí độc lập Mỹ (API) báo cáo mức tăng nhẹ 1,84 triệu thùng.
Mặc dù dự trữ quốc gia giảm, nhưng tồn kho tại trung tâm lưu trữ quan trọng của Mỹ ở Cushing, Oklahoma, địa điểm phân phối dầu thô tiêu chuẩn, tiếp tục tăng lên mức 34 triệu thùng, từ mức 32,5 triệu thùng trong tuần trước. Sản lượng tại Mỹ duy trì mức kỷ lục 13,3 triệu thùng/ngày. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ trên thực tế vẫn khá yếu so với nguồn cung tương đối dồi dào, làm gia tăng sức ép tới giá dầu trong phiên.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lực mua lớn, giá bạch kim lần đầu vượt mốc 1.000 USD/ounce sau 6 tháng
09:30' - 28/12/2023
Giá bạch kim bật tăng 1,91% lên 1.014,6 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 6/2023. Giá bạc cũng phục hồi 1%, đóng cửa tại mức 24,64 USD/ounce.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa 25/12: Dòng tiền đổ vào nhóm kim loại quý
09:50' - 25/12/2023
Kể từ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mở ra kỳ vọng về việc xoay trục chính sách vào năm sau, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào nhóm kim loại quý trong tuần trước.
-
Thị trường
Lực mua áp đảo, giá cà phê cao kỷ lục 28 năm
10:56' - 20/12/2023
Giá Robusta đã tăng 4,86%, lên mức cao nhất trong 28 năm; giá Arabica cũng chạm mức đỉnh trong 8 tháng với lực tăng 5,91% trong phiên hôm qua.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá kim loại đồng loạt tăng
10:31' - 18/12/2023
Sau khi giảm mạnh gần 10% trong tuần trước đó, giá bạc phục hồi 3,77% lên 24,15 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 3,57%, đóng cửa tuần tại mức 952,6 USD/ounce, đứt chuỗi giảm hai tuần liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26'
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33'
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
-
Hàng hoá
Tăng giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới để chống buôn lậu
16:18' - 23/05/2025
Thực tế cho thấy, tại các cửa khẩu trên địa bàn, tình hình gian lận thương mại qua mặt hàng nhập khẩu vẫn tiềm ẩn.
-
Hàng hoá
Nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:26' - 23/05/2025
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/5, thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sắc đỏ bao phủ 8 trên 9 mặt hàng trong nhóm.
-
Hàng hoá
OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu chịu sức ép
07:22' - 23/05/2025
Trong phiên giao dịch 22/5, giá dầu thế giới đi xuống khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin về việc các nhà sản xuất dầu mỏ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng vào tháng Bảy.