Giải tỏa công suất cho các dự án năng lượng tái tạo
Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong đấu nối và giải tỏa công suất cho các dự án năng lượng tái tạo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có báo cáo gửi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) về vấn đề này.
*Nhiều đường dây quá tải Theo EVN, tính đến hết tháng 6/2019, cả nước đã có 89 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện Quốc gia với tổng công suất 4.442,3 MW. Nếu tính cả các nhà máy điện gió, tổng quy mô công suất đặt nguồn điện năng lượng tái tạo toàn quốc là 4.880 MW; trong đó, tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận (1.102 MW) và Bình Thuận (995 MW). Chỉ trong thời gian từ tháng 4-6/2019, đã có trên 4.000 MW công suất nguồn điện mặt trời hòa lưới đi vào vận hành và tập trung mật độ lớn tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Điều này gây áp lực lớn lên khả năng giải tỏa công suất của lưới điện truyền tải khu vực này. Nhiều thời điểm khi các nhà máy điện cùng phát đồng loạt đã gây quá tải các đường dây và trạm biến áp liên quan. EVN cho biết, các nhà máy năng lượng tái tạo đi vào vận hành thời điểm tháng 7/2019, với cấu hình lưới điện hiện tại và khi tất cả các nguồn điện cùng phát ở công suất thiết kế, có rất nhiều phần tử đầy, quá tải. Đó là máy biến áp 500kV Di Linh quá tải 140%; máy biến áp 220kV Tháp Chàm 2 quá tải 115%; máy biến áp 220kV Đại Ninh quá tải 140%... Đặc biệt, trục đường dây 110kV Tháp Chàm – Ninh Phước – Tuy Phong – Phan Rí quá tải từ 260-360%; đường dây 220kV Đa Nhim-Đức Trọng quá tải 105%; Đức Trọng-Di Linh quá tải 110%... Để đảm bảo cung cấp điện liên tục cho phụ tải và vận hành an toàn lưới điện, tránh các sự cố lan truyền xảy ra trên hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) sẽ phải phân bổ công suất phát các nhà máy cho phù hợp với khả năng truyền tải tối đa của lưới điện. *Đảm bảo tiến độ dự án truyền tải Để hạn chế tối đa việc cắt giảm công suất các dự án nguồn điện, góp phần đảm bảo bổ sung nguồn cung cho hệ thống điện Quốc gia và đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, về ngắn hạn, EVN cho biết, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh đầu tư xây dựng đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện truyền tải.Đồng thời, cải tạo, nâng khả năng truyền tải của các công trình đường dây, trạm biến áp hiện hữu phục vụ giải toả công suất các dự án nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Có thể kể đến một số các công trình trọng điểm như: Đường dây 110kV Ninh Phước – Tuy Phong – Phan Rí mạch 2; trạm biến áp 220kV Phan Rí và đấu nối trạm biến áp 220 kV Hàm Tân; trạm biến áp 220 kV Cam Ranh… Ngoài ra, EVN còn xử lý thời gian thực các vấn đề đầy, quá tải lưới điện qua ứng dụng AGC (hệ thống thiết bị tự động điều chỉnh tăng giảm công suất tác dụng của tổ máy phát điện) của hệ thống SCADA/EMS. Trong đó, hệ thống AGC sẽ tự động tính toán và ra lệnh tự động điều chỉnh công suất phát các nhà máy để đảm bảo không bị quá tải các đường dây, máy biến áp theo các thuật toán tối ưu. Do đó, công suất và sản lượng các nhà máy được huy động sẽ cao hơn so với mức phân bổ cố định từ kế hoạch ngày hôm trước. Về giải pháp dài hạn, theo EVN, ngay từ tháng 6/2018, EVN đã chủ động nghiên cứu và đề xuất Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để giải phóng hết công suất các nguồn điện gió, mặt trời đã được phê duyệt đến hết thời điểm tháng 8/2018 với tổng công suất nguồn điện mặt trời 9.500 MW và điện gió là 2.400 MW. Trên cơ sở đề xuất của EVN và thẩm định của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung quy hoạch 15 công trình lưới điện từ 220-500kV và tập trung tăng cường lưới điện tại khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận. Hiện nay, EVN đang chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia khẩn trương đầu tư để đưa các công trình lưới điện trên vào vận hành đúng tiến độ. Tuy vậy, EVN cũng nêu rõ, trong thời gian từ tháng 8/2018 đến hết năm 2018, đã có nhiều dự án tiếp tục được phê duyệt bổ sung quy hoạch; trong đó, tổng quy mô công suất tăng lên so với thời điểm EVN trình bổ sung các công trình lưới điện truyền tải. Cụ thể, công suất điện mặt trời tăng từ 9.500 MW lên 12.879 MW, tăng thêm 3.379 MW; điện gió tăng từ 2.400 MW lên 4.459 MW, tăng thêm 2.059 MW. Do đó, EVN cho rằng, để có thể giải phóng hết công suất các dự án nguồn điện mới bổ sung này sẽ cần tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải mới. Tuy nhiên, EVN cũng cho rằng, UBND các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và các chủ đầu tư nguồn điện cần ủng hộ, hỗ trợ các đơn vị của EVN trong đền bù giải phóng mặt bằng các công trình lưới điện để đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ giải tỏa công suất năng lượng tái tạo./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ồ ạt đầu tư điện mặt trời: Lưới truyền tải không theo kịp
17:18' - 17/07/2019
Sự thiếu đồng bộ này đang khiến cho các dự án điện mặt trời buộc phải giảm công suất, gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư và phía mua điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Doanh nghiệp
Quá tải điện mặt trời, thiệt cả đôi bên
13:10' - 07/07/2019
Thời gian qua, các dự án nhà máy điện mặt trời “ồ ạt” đầu tư vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận...Việc quá tải lưới điện truyền tải khu vực này đã được cảnh báo trước.
-
Doanh nghiệp
EVN gấp rút hòa lưới dự án điện mặt trời
16:13' - 28/05/2019
EVN đang gấp rút nghiệm thu và kiểm tra điều kiện để đóng điện, hoà lưới các dự án điện mặt trời trước 30/6/2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.