Quá tải điện mặt trời, thiệt cả đôi bên
Thực tế là hệ thống điện đang thiếu hụt nguồn cung, nhưng nhà máy lại không thể phát hết công suất.
Điều này đang gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Lý do giảm công suất?
Theo báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện Quốc gia.
Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW công suất điện mặt trời được đưa vào vận hành năm 2020).
Riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời, với tổng công suất đặt 2.027 MW.
Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.
Trong khi nguồn công suất tại chỗ rất lớn thì nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận và Bình Thuận lại rất nhỏ. Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), tại tỉnh Ninh Thuận từ nay đến tháng 12/2020 chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW.
Chính vì vậy, công suất cần phải truyền tải từ 2 địa phương này cũng rất lớn, với Ninh Thuận là từ 1.000-2.000 MW và Bình Thuận là từ 5.700-6.800 MW (bao gồm cả các nguồn điện truyền thống).
Sự phát triển nóng này đã dẫn tới thực trạng đa số các đường dây, trạm biến áp (TBA) từ 110-500 kV trên địa bàn đều quá tải; trong đó có đường dây quá tải lên đến 360%.
Cụ thể, các đường dây, TBA trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận luôn bị tình trạng quá tải là: Đường dây 110 kV Tháp Chàm – Hậu Sanh – Tuy Phong – Phan Rí mức mang tải lên tới 260-360%; đường dây 110 kV Phan Rí – Sông Bình – Đại Ninh mang tải 140%; đường dây 110 kV Đa Nhim - Đơn Dương mang tải 123%; TBA 550 kV Di Linh mang tải 140%; TBA 220 kV Đức Trọng - Di Linh mang tải 110 %... Mức mang tải này còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Việc quá tải hệ thống lưới truyền tải buộc A0 phải cắt giảm công suất của các nhà máy điện gió, điện mặt trời ở một số thời điểm, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Việc tăng/giảm công suất các nhà máy năng lượng tái tạo đều được A0 thực hiện theo quy định bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời.
Đặc biệt, A0 cũng ứng dụng phần mềm tự động điều chỉnh công suất (AGC), trực tiếp điều khiển công suất các nhà máy năng lượng tái tạo, nhằm duy trì trào lưu công suất trong ngưỡng cho phép.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc A0 cho hay, EVN/A0 cũng mong muốn được phát hết công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo, bởi giá điện từ năng lượng tái tạo dù có đắt (2.086 đồng/kWh), nhưng vẫn rẻ hơn nguồn nhiệt điện dầu (từ 3.000-5.000 đồng/kWh).
Trong khi đó, hiện nay, EVN vẫn đang phải huy động nhiệt điện dầu với giá thành cao để đảm bảo cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu phụ tải.
Trong chế độ huy động nguồn, các nguồn năng lượng tái tạo cũng luôn được ưu tiên huy động tối đa theo quy định.
“Chúng tôi đã dồn toàn lực trong thời gian qua để mong các nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành, bổ sung công suất cho hệ thống. Nhưng hiện nay phải giảm công suất do quá tải lưới điện, là điều mà EVN/A0 không hề mong muốn”, ông Cường khẳng định.
Đại diện Cục Điện tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, phần lớn các chủ đầu tư điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều đã biết trước việc quá tải lưới truyền tải và phải tiết giảm công suất. Việc cần làm trước mắt là tìm giải pháp để đẩy nhanh các dự án lưới điện truyền tải.
Xây dựng nhanh lưới điện để giải tỏa
Theo đại diện chủ đầu tư Nhà máy Điện mặt trời Phước Mỹ (Ninh Thuận), các nhà máy điện mặt trời từ khi khởi công xây dựng đến khi đi vào vận hành chỉ trong thời gian rất ngắn và sự hỗ trợ hết mình của EVN, A0, Công ty Mua bán điện trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng.
Có những thời điểm nhà máy cần thử nghiệm, dù đăng ký thời gian rất sát, nhưng các đơn vị của EVN vẫn thực hiện kịp thời, kể cả ngày cuối tuần, thậm chí trong cả kì nghỉ lễ 30/4.
Những nỗ lực của EVN và các đơn vị là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá tải kéo dài thì tất cả các bên đều bị thiệt hại.
Thời gian tới, rất cần sự chung tay từ Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương, chủ đầu tư, EVN... để tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa hết công suất của các nhà máy, bổ sung nguồn điện cho đất nước.
Theo chia sẻ của ông Tô Văn Dần, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư, Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT), để giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận giai đoạn 2020-2021, Tổng công ty đã triển khai 12 dự án đường dây/Trạm biến áp 220 kV – 500 kV; trong đó 6 dự án đang triển khai đã nằm trong quy hoạch và 6 dự án hiện chưa có quy hoạch.
Tuy nhiên, theo ông Tô Văn Dần, việc chậm giải tỏa, giải phóng mặt bằng đang là nguyên nhân dẫn đến các dự án đường dây chậm được thi công. Hiện 2 dự án ở giai đoạn thi công đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, dự án Trạm biến áp 220 kV Phan Rí dù đã có nhà thầu xây lắp từ tháng 12/2018, nhưng đến nay vẫn chưa thi công được do gặp khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tính đến thời điểm 20/6/2019, mới vận động bàn giao được 4.508/39.619,2 m2 mặt bằng.
Trong khi đó, Dự án đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm, theo kế hoạch sẽ đóng điện vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, hiện đang gặp vướng mắc ở 55 vị trí móng qua rừng tự nhiên, phải phải báo cáo Thủ tướng có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, EVN xác định việc giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Thời gian qua, Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị EVNNPT, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện.
Đồng thời, lãnh đạo EVN cũng đã làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án.
Tuy nhiên, hiện nhiều dự án giải tỏa công suất vẫn gặp nhiều khó khăn do các vướng mắc về thủ tục, giải phóng mặt bằng...
Cũng theo ông Nhân, để triển khai một dự án điện mặt trời, chủ đầu tư chỉ mất khoảng 6 tháng, thậm chí trong thời gian ngắn hơn là có thể đón điện. Có dự án cách đây 2 tháng là bãi đất trống, hiện đã đóng điện thành công.
Trong khi đó, để thực hiện một dự án lưới điện truyền tải 220 kV, 500 kV phải mất khoảng thời gian từ 3-5 năm.
Do đó, song song với nỗ lực tối đa của EVN, để triển khai nhanh nhất có thể các dự án giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo đang vận hành, ông Trần Đình Nhân mong muốn nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ chính quyền các địa phương và các chủ đầu tư.
Chính quyền các địa phương cần xem xét, chỉ đạo các sở, ban ngành quyết liệt hơn nữa trong bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Các địa phương cũng cần linh động trong việc hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bàn giao mặt bằng trước để nhà thầu thi công, song song với thực hiện các thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Thời gian tới, để nhà máy điện mặt trời vận hành an toàn, tin cậy, lãnh đạo EVN cũng đề nghị các chủ đầu tư hoàn thiện các tồn tại kĩ thuật và hoàn thành các thử nghiệm theo yêu cầu; khẩn trương đầu tư và lắp đặt hệ thống dự báo công suất phát các nguồn điện mặt trời và điện gió, truyền số liệu về cấp điều độ.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar PV1
15:34' - 06/07/2019
Sáng 6/7, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, Tập đoàn Sao Mai phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1, Nhà máy Điện năng lượng mặt trời Sao Mai Solar PV1.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy điện mặt trời LIG-Quảng Trị đi vào hoạt động
19:20' - 30/06/2019
Chiều 30/6, Công ty cổ phần Licogi 13 đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời LIG-Quảng Trị tại xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
-
Chuyển động DN
Khánh thành nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2
12:48' - 27/06/2019
Ngày 27/6, tại xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Công ty cổ phần Quang điện Phú Khánh tổ chức khánh thành hai nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11'
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09'
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31'
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18'
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13'
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" công nghiệp châu Á đạt thỏa thuận về dự án sản xuất khí hóa lỏng
09:02' - 08/07/2025
Công ty công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc ngày 7/7 cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 637 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất ngoài khơi tại Mozambique.