Gia Lai: Nhà máy tinh bột sắn xả thải gây ô nhiễm môi trường
Được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 2/2017, Nhà máy Tinh bột sắn Ia Pa, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa (Gia Lai) thuộc Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam được kỳ vọng là đơn vị tiêu thụ sắn ổn định cho nông dân tại huyện Ia Pa.
Nhưng việc xả những chất thải chưa được xử lý triệt để của Nhà máy khiến nhiều hộ dân tại xã Pờ Tó điêu đứng.
Nhà máy Tinh bột sắn Ia Pa được xây dựng và thiết kế với công suất 200 tấn củ/ngày. Khi mới đi vào hoạt động, nhà máy này đã gây ra mùi hôi khó chịu cho các hộ dân sinh sống xung quanh.Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam, đây chỉ là mùi hôi hữu cơ, không ảnh hưởng đến sức khỏe và nhà máy sẽ sớm khắc phục.
Nhưng đến thời điểm này, việc xả thải của Nhà máy Tinh bột sắn Ia Pa vẫn gây ô nhiễm môi trường, thậm chí mức độ còn tăng lên.Tại cánh đồng Chư Gu có hàng chục thửa ruộng bị nhiễm nước xả thải từ Nhà máy.
Bằng mắt thường có thể nhận thấy, những thửa ruộng bị nhiễm nước xả thải này đều có tình trạng nước màu xanh đậm, sủi bọt và có mùi hôi thối.
Không chỉ vậy, hệ sinh thái tự nhiên trong các thửa ruộng này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các sinh vật như ốc, cua,…đều đã chết. Nguyên nhân chính của việc nhiễm nước xả thải, là do đường ống dẫn nước xả của Nhà máy Tinh bột sắn Ia Pa chạy qua cánh đồng Chư Gu bị rò rỉ.
Gia đình ông Lê Văn Kiên (sinh năm 1977, làng K Liếc B, xã Pờ Tó) có 3 ha đất trồng lúa tại cánh đồng Chư Gu. Đầu tháng 12/2017, ông tiến hành gieo sạ cho vụ Đông Xuân sắp tới.Do bị nhiễm nước xả thải của Nhà máy mì Ia Pa, nên hơn 2 ha lúa gieo sạ của gia đình ông đã bị chết.
Không chỉ vậy, sau khi lội xuống ruộng, nếu không nhanh chóng rửa lại chân tay bằng nước sạch thì sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu. “3 ha lúa một vụ Đông Xuân mang về cho gia đình tôi được khoảng 80 triệu. Bây giờ lúa gieo sạ chết hơn 2ha thế này thì năm nay gia đình tôi không có thu nhập. Lúa chết đi rồi thì chúng tôi cũng không dám gieo sạ lại, vì ruộng đã bị nhiễm nước thải thế này, có gieo xuống nữa thì cũng sẽ bị chết”, ông Kiên bức xúc.
Tương tự như gia đình ông Kiên, ông Phạm Văn Quyết (sinh năm 1964, làng K Liếc A, xã Pờ Tó) cũng có 3 ha ruộng tại cánh đồng Chư Gu, có 1,7 ha lúa gieo sạ cũng đã chết do ruộng bị nhiễm nước xả thải từ đường ống dẫn nước thải của Nhà máy mỳ Ia Pa.“Khi lúa bị chết, tôi có gọi điện trực tiếp cho giám đốc nhà máy là ông Huỳnh Văn Trung xuống kiểm tra, xử lý thì bên phía công ty nói là bình thường. Lúa chết ở mùa này thì đã xảy ra rồi, song ảnh hưởng về mặt lâu dài của việc rò rỉ nước xả thải thì tôi lo những thửa ruộng nhiễm nước xả thải sẽ không thể canh tác được nữa”, ông Quyết cho biết.
Quá bức xúc, ngày 28/11/2017, các hộ dân canh tác trên cánh đồng Chư Gu đã cùng ký vào một lá đơn kiến nghị gửi lên UBND xã Pờ Tó yêu cầu làm rõ, xử lý vụ việc, đồng thời nhà máy cần có hướng giải quyết, đền bù cho người dân với tổng diện tích bị nhiễm nước xả thải là 21 ha.Sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị, UBND xã Pờ Tó đã làm việc với Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam. Ông Huỳnh Văn Trung – Tổng Giám đốc Công ty cho biết, nguyên nhân khiến việc ô nhiễm xả thải của nhà máy là do đơn vị này vừa nghiệm thu công trình xả thải, không tránh khỏi những thiếu sót.
Ông Trung cũng cam kết trong vòng một tuần, đơn vị này sẽ khắc phục và xử lý tình trạng ô nhiễm, đồng thời hỗ trợ đền bù thiệt hại cho người dân.
Có mặt tại xã Pờ Tó sáng 30/11, phóng viên TTXVN ghi nhận việc rò rỉ nước xả thải ra cánh đồng đã được khắc phục, nhưng mức độ ô nhiễm không có dấu hiệu suy giảm.Tại trạm bơm xả thải cách Nhà máy tinh bột sắn Ia Pa khoảng 1,5 km, nước vẫn được bơm xả, nổi bọt trắng và dễ dàng nhận thấy mùi hôi thối lên.
Nghiêm trọng hơn, dòng nước này lại được đổ trực tiếp vào suối Pờ Yầu là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trước khi đổ ra sông Ba.
Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Vĩnh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa cho biết, chủ trương của huyện là luôn thu hút đầu tư các dự án để phát triển kinh tế, đặc biệt như nhà máy tinh bột sắn, hỗ trợ nông dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.Tuy vậy, huyện luôn đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu: “Khi Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam về đặt nhà máy tinh bột sắn tại huyện, chúng tôi cũng đã yêu cầu đơn vị này phải đảm bảo về mặt xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường, lãnh đạo nhà máy cũng đã cam kết. Chúng tôi sẽ báo cáo lên UBND tỉnh để xét nghiệm mẫu nước cũng như đưa ra hướng xử lý thích hợp. Về mặt ảnh hưởng lâu dài và hệ sinh thái của khu vực sẽ xem xét và kiên quyết không để tình trạng này tái diễn, yêu cầu nhà máy tinh bột sắn phải ngừng xả thải cho đến khi xử lý được các chất thải, đồng thời phải có hướng đền bù, hỗ trợ cho người dân canh tác trên phần đất đã bị nhiễm chất thải”, ông Hương nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt quả tang một cơ sở tái chế dầu nhớt xả thải trực tiếp ra môi trường
07:48' - 24/11/2017
Phòng 6 Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất dầu nhớt tái chế đã vi phạm quy định về xả thải tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM.
-
Doanh nghiệp
Tây Ninh phạt nặng doanh nghiệp xả thải ra đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông
11:16' - 22/11/2017
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Sầm Nhứt về hành vi xả nước thải chưa qua xử lý vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Phạt hành chính và buộc Công ty Tinh bột sắn Kon Tum khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường
11:17' - 21/11/2017
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đã xử phạt hành chính 20 triệu đồng và buộc Công ty Tinh bột sắn Kon Tum thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Mexico xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 đầu tiên ở người
07:00'
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, Bộ Y tế Mexico (SSA) xác nhận ca nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên ở người tại quốc gia này. Bệnh nhân là một bé gái 3 tuổi ở bang miền Bắc Durango.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 6/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 6/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 6/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
07:00' - 05/04/2025
Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335).
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/4
05:00' - 05/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 5/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
6 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum vào trưa nay
16:04' - 04/04/2025
Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4.
-
Đời sống
Kiên Giang tặng quà gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn
16:03' - 04/04/2025
Sáng 4/4, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức tặng hơn 300 phần quà, gồm sữa, rau, củ quả cho trẻ em, hộ Khmer và tặng Nhà nhân ái cho gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đời sống
Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với biển đảo quê hương của tuổi trẻ Bến Tre
10:30' - 04/04/2025
Xác định tuyên truyền về bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp bộ đoàn tỉnh Bến Tre đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/4
05:00' - 04/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 4/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cần Thơ xây dựng kè chống sạt lở sông Ô Môn để bảo vệ dân cư
19:20' - 03/04/2025
Ngày 3/4, UBND thành phố Cần Thơ họp triển khai thi công kè chống sạt lở khẩn cấp sông Ô Môn, đoạn qua địa bàn phường Thới An (quận Ô Môn) với tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 130 tỷ đồng.