Giá lúa rục rịch tăng do “tâm lý” xâm nhập mặn
Mặc dù được dự báo có nhiều thuận lợi trong năm 2016, tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, do tác động của biến đổi khí hậu, El Nino và sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước.
* “Ăn theo” xâm nhập mặn
Trong những ngày qua, tình hình xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản lượng ngành lúa gạo trong năm 2016.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến giữa tháng 2/2016, diện tích vụ lúa Đông Xuân ở khu vực này có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn hán trên 340.000 ha, chiếm chiếm 21,9% của toàn vùng; trong đó diện tích đã bị ảnh hưởng nặng lên đến 104.000 ha.
Trước những thông tin này, tại khu vực ĐBSCL, giá lúa gạo đang có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Theo anh Nguyễn Công Trị, nông dân trồng lúa ở xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, do nhận định sẽ thiếu lúa nên nhiều nhiều nông dân ở đây đã tự động tăng giá bán cao hơn từ 100-200 đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Giải thích thêm về đợt tăng giá lần này, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre) cho rằng, với hàng trăm diện tích lúa đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi xâm nhập mặn hiện nay sẽ tác động khá lớn đến năng suất, sản lượng lúa gạo ở khu vực ĐBSCL.Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng ở riêng vụ Đông Xuân này mà có thể tác động xấu đến vụ Hè Thu và Xuân Hè kế tiếp. Đứng về mặt tâm lý, ai cũng nghĩ như vậy nên khi vào vụ thu hoạch, giá lúa gạo đã được nâng cao hơn. So với trước Tết, lúa IR50404 tại ruộng ở Bến Tre có giá 4.400-4.500 đồng/kg, nay đã lên 4.600-4.650 đồng/kg.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, tình trạng xâm nhập mặn hiện nay tại khu vực ĐBSCL đang đặt ra yêu cầu rất cấp bách trong việc theo dõi, bám sát và đánh giá cụ thể, cập nhật về tình hình mùa vụ, sản xuất để đảm bảo cân đối đúng thực tế sản lượng lúa gạo hàng hóa, phục vụ công tác điều hành.Với tình hình xâm nhập mặn hiện nay, một vài doanh nghiệp đang cân nhắc việc ký hợp đồng mới, do lo lắng phải đền hợp đồng khi sản lượng gạo không đảm bảo.
Ngoài yếu tố tâm lý liên quan đến xâm nhập mặn, ông Lâm Anh Tuấn cũng cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng đang tập trung mua vào, do lượng tồn kho năm trước chuyển sang hầu như không còn cũng khiến giá lúa gạo rục rịch tăng. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết thêm, giá gạo trong nước tăng một phần cũng do các doanh nghiệp đang phải gom đủ hàng để hoàn thành hợp đồng cung ứng cho Indonesia và Philippines.Trong khi đó, diện tích lúa thu hoạch vụ Đông Xuân ở khu vực ĐBSCL hiện còn ít, nhiều cánh đồng lúa chủ lực chưa vào chính vụ thu hoạch. Đồng thời, phía Indonesia , Philippines , Trung Quốc cũng đang có động thái muốn mua thêm gạo dự trữ đề phòng El Nino nên khiến giá gạo tăng lên.
* Gạo cấp thấp lên ngôi
Theo ông Nguyễn Văn Đôn, có một nghịch lý xảy ra trong ngành lúa gạo, đó là loại lúa gạo người dân đang thu hoạch không phải là loại gạo xuất khẩu chính hiện nay. Nguyên nhân là do nhu cầu của các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam chủ yếu là gạo cấp thấp và trung bình (như gạo IR50404).
Trong khi đó, ở nhiều cánh đồng lúa chủ lực lại chỉ tập trung sản xuất gạo thơm, gạo nếp. Trên thực tế, do nhu cầu ít hơn nên giá gạo thơm nhẹ đang được cào bằng ngang với gạo IR50404 mà đầu ra chưa ổn định; còn những người trồng IR50404 lại trúng mùa, trúng giá và đầu ra được thương lái thu mua hết. Anh Nguyễn Công Trị cho biết thêm, từ đầu vụ thu hoạch lúa Đông Xuân đến nay, loại lúa đang bán chạy nhất là IR50404, còn “thảm nhất” là gạo thơm Jasmine.Mặc dù loại lúa Jasmine nông dân vẫn bán được trên thị trường, nhưng có giá bán khá thấp. Nếu không có hợp đồng bao tiêu của doanh nghiệp nông dân chỉ bán ở mức giá gần tương đương với các loại gạo cấp thấp khác.
Trước thực tế này, bài toán lựa chọn giống lúa nào để tập trung sản xuất hay để nhu cầu thị trường tự điều chỉnh lại đang đặt ra với các cơ quan chức năng. “Loại gạo thơm đúng là rất cần trong cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, do chất lượng gạo thơm ở nước ta hiện chưa thể sánh với các nước khác nên khi bán vẫn có mức giá khá rẻ. Ngược lại, gạo phẩm cấp thấp của Việt Nam đang có giá cao hơn so với Thái Lan khoảng 10USD/tấn.
Do đó, cơ cấu chất lượng gạo ở nước ta nên theo công thức “50% diện tích trồng giống lúa gạo thơm và 50% trồng giống lúa gạo cấp thấp, trung bình”, để tránh tình trạng “bỏ ngỏ” các thị trường truyền thống vốn có đầu ra tốt cho ngành lúa gạo”, ông Đôn kiến giải.
Mặt khác, theo thông tin của một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL, từ đầu năm 2016 đến nay, các hợp đồng cung cấp gạo nếp cho thị trường Trung Quốc được doanh nghiệp xuất khẩu ký khá nhiều. Để hoàn thành hợp đồng, các thương nhân đua nhau mua gạo nếp, đẩy giá loại gạo này ở khu vực ĐBSCL tăng lên 700 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2015.Tuy nhiên, đáng nói ở đây là các doanh nghiệp này đang cạnh tranh không lành mạnh với nhau, thông qua việc chào giá bán thấp. Giá gạo nếp được chào bán bị đẩy xuống từ 490 USD/tấn còn 480 USD/tấn, thậm chí có doanh nghiệp chào chỉ ở mức giá 472 USD/tấn.
Với những động thái này, rõ ràng các doanh nghiệp chỉ mang lại lợi ích cho các thương nhân nước ngoài, còn về lâu dài sẽ ảnh hưởng chung đến mức giá sàn xuất khẩu của loại gạo nếp ở các thị trường khác. Do đó, nếu các doanh nghiệp không nhận thức rõ tình hình, tiếp tục cạnh tranh không lành mạnh với nhau giá trị của ngành lúa gạo Việt Nam sẽ ngày càng suy giảm trên thị trường thế giới./.Tin liên quan
-
Thị trường
Thái Lan áp mức trần sản xuất gạo 26 triệu tấn năm 2016
13:48' - 26/02/2016
Theo Ủy ban Chính sách và Quản lý lúa gạo Thái Lan, chính phủ nước này đã quyết định soạn thảo chiến lược 20 năm về lúa gạo với quyết tâm cải thiện công tác quản lý ngành trồng lúa.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “khát” thông tin về thị trường
21:52' - 22/02/2016
Trong năm 2016, xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan và một số nước xuất khẩu gạo tiềm năng là Campuchia, Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng xuất khẩu gạo tăng khoảng 46% trong tháng 1/2016
18:59' - 30/01/2016
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo của cả nước từ ngày 1/1 đến 28/1 đạt gần 315.000 tấn, trị giá FOB 127 triệu USD, trị giá CIF 135 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí quyết giúp doanh nghiệp không bị ép giá khi Thái Lan bán tháo gạo
17:46' - 14/01/2016
Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), việc Thái Lan có kế hoạch bán tháo hơn 13 triệu tấn gạo trong kho dự trữ có thể khiến giá gạo thế giới giảm và gây bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14' - 16/04/2025
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57' - 16/04/2025
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.