Giá xăng có thể điều chỉnh vào thứ Năm hàng tuần
Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
*Thay đổi thời gian điều chỉnh Theo đó, Bộ này xin giữ nguyên, không sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 38 Nghị định số 83 đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 95. Cụ thể, về thời gian điều hành giá xăng dầu, sẽ được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần. Trường hợp thời gian điều hành giá trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên đán), việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu thứ Năm là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết Nguyên đán, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết. Trường hợp thời gian điều hành giá trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng với ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu ngày thứ Năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ. Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp. *Siết quản lý quỹ bình ổn giá Tại tờ trình, Bộ Công Thương cho biết, về việc rà soát, hoàn thiện một số nội dung kỹ thuật để phù hợp với quy định và tính khả thi trong triển khai thực hiện, nội dung dự thảo Nghị định đã được rà soát, sửa đổi: “Ngân hàng thực hiện phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp. Tài khoản này chỉ được sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương”. Định kỳ 6 tháng, trước ngày 15 tháng 8, ngày 15 tháng 02 hằng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán (độc lập) chuyên đề về quỹ bình giá xăng dầu gửi về Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 15/8 được tổng hợp từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/6. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 15/02 được tổng hợp từ ngày 01/7 đến hết ngày 31/12 năm trước liền kề. Bảo cáo kiểm toán chuyên đề về Quỹ bình ổn giá xăng dầu bao gồm: số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đầu kỳ báo cáo; tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ bảo cáo; tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo; tổng số tiền chỉ sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ bảo cáo; tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu cuối kỳ bảo cáo, chi tiết sao kê tài khoản ngân hàng trong kỳ báo cáo; Báo cáo kiểm kê sản lượng, chủng loại xăng, dầu thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của từng kỳ điều hành.
Dự thảo Nghị định cũng quy định, định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tình hình thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu của tháng trước liền kề, bao gồm: Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đầu kỳ báo cáo; tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ báo cáo; tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá xăng trong kỳ báo cáo; tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu cuối kỳ báo cáo; đồng thời, có trách nhiệm gửi kèm bản sao kê tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu, thông tin báo cáo. Định kỳ trước các ngày 21 tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo chi phi đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam; premium (phần trả lãi cho người bán) đối với nguồn trong nước; chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về cảng (nếu có) về Bộ Tài chính. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo là 3 tháng và được tổng hợp từ ngày 01 của tháng thứ nhất đến ngày cuối cùng của tháng thứ 3 liền kề kỳ báo cáo và được thông báo vào ngày 10 tháng sau liền kề của kỳ báo cáo để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở, điều hành giá xăng dầu cho kỳ điều hành gần nhất tiếp theo. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để công bố vào ngày 01 tháng 7 hằng năm và áp dụng trong công thức tính giá cơ sở, điều hành giá xăng dầu cho kỳ điều hành gần nhất tiếp theo.../.- Từ khóa :
- giá xăng
- bộ công thương
- quỹ bình ổn
Tin liên quan
-
Hàng hoá
VPI dự báo thế nào về giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 1/11
18:29' - 29/10/2023
Tại kỳ điều hành ngày 1/11 tới đây, giá xăng bán lẻ trong nước tiếp tục tăng khoảng 1,5 - 2,1%, trong khi giá dầu giảm 1,3 - 1,6% nếu không trích lập hoặc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Tài chính quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu
17:48' - 23/10/2023
Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên giao cho Bộ Tài chính trực tiếp quản lý. Trong trường hợp bất ổn xảy ra, Bộ Tài chính sẽ chi từ số tiền này ra cho các doanh nghiệp, đại lý xăng dầu để bình ổn
-
Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex còn 3.048 tỷ đồng
16:41' - 23/10/2023
Tính đến 15 giờ 00 ngày 23/10, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex còn 3.048 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng so với mức 3.050 tỷ đồng của kỳ điều chỉnh ngày 11/10 trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40'
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41'
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21'
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20'
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30'
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31'
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09'
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07'
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00'
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.