Giấc mơ lớn của BRICS đã qua chưa?
Theo bài viết của tác giả Kaveh L. Afrasiabi trên trang tin “Eurasiareview” mới đây, mấy năm qua Mỹ đã cố gắng khá tốt trong việc chống lại một thách thức lớn đối với vị thế bá chủ toàn cầu của mình được tạo ra bởi một liên minh “các nền kinh tế mới nổi” BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Nhóm này đã mạnh dạn cải cách các thể chế tài chính do phương Tây thống trị, đưa ra các lựa chọn thay thế cho đồng USD, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới,...
Tuy nhiên, BRICS chưa bao giờ là một thực thể đồng nhất. Chẳng hạn, thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ đã giúp Ấn Độ có được những mục đích thực tế và hiệu quả từ Mỹ. Và bây giờ Ấn Độ đang chuẩn bị cho việc chủ trì hội nghị thượng đỉnh của BRICS vào tháng Mười tới, nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra là kết quả thực sự của hội nghị sẽ là gì?Đây là một câu hỏi khó đối với các nước BRICS để suy nghĩ từ giờ tới khi diễn ra hội nghị, khoảng thời gian vừa phải để các nước BRICS nhìn lại về lịch sử và sự phát triển của nhóm kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Yekateringburg (Nga) vào tháng 6/2009.
Rất nhiều mục tiêu trên giấy đầy tham vọng được khởi đầu bằng việc thành lập một Ngân hàng Phát triển mới (NDB), nhưng kết quả thực tế đem lại có thể là tiêu cực cho các bên liên quan. Sự giận dữ đáp trả của Mỹ trước thách thức đến từ BRICS đã dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với Nga và Brazil.
Làm thế nào mà Mỹ có thể thực hiện được những "cú phản đòn" rất nhanh chóng và hiệu quả như vậy? Tất nhiên, Mỹ đã dùng quyền lực cứng và mềm khổng lồ của mình để chấm dứt "sự mơ mộng" của BRICS. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã "gây khó" cho Tổng thống Nga Putin, cùng với các lệnh trừng phạt sau đó của phương Tây.
Tiếp đến là việc phối hợp với Saudi Arabia "lũng đoạn" thị trường dầu mỏ dẫn đến việc tàn phá nặng nề nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ của Nga. Và cuối cùng là tìm cách thay đổi chế độ ở Brazil. Kết quả là, theo giới phân tích, Brazil hiện nay trên thực tế đã hoàn toàn trở lại trong quỹ đạo của Mỹ và giấc mơ BRICS của nước này đã bị ném vào "thùng rác" của lịch sử.
Từ nay trở đi, các kiến trúc sư táo bạo của BRICS có thể sẽ phải tìm hiểu xem họ đã đi sai ở điểm nào. Về phần Nga, nước có một cảm giác chắc chắn về việc bị phương Tây phong tỏa không ngừng suốt từ năm 1918, thì câu hỏi này đòi hỏi một sự trăn trở lớn.Nếu Nga có bất cứ hy vọng nào về việc tạo ra một khoảng cách giữa Mỹ và châu Âu, như là một phần trong chiến lược BRICS của mình, thì điều này đã được chứng minh là không khả thi. Nhất là kể từ khi một kịch bản của Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ làm cho châu Âu bị chìm ngập trong dòng người tị nạn, đã khiến châu Âu dễ bị tổn thương và trở nên phụ thuộc an ninh vào Mỹ hơn bao giờ hết.
Không nghi ngờ gì về việc những trận chiến giành quyền bá chủ và chống bá chủ sẽ còn tiếp diễn và nhóm BRICS vẫn có thể tập hợp được một số "đòn đánh" yếu ớt chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhưng với tình hình hiện nay ở Brazil, BRICS hiện đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức ngày càng chất cao./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng của nhóm BRICS phê duyệt gói tín dụng đầu tiên
10:46' - 18/04/2016
Ngân hàng phát triển mới (NDB) của khối BRICS vừa phê duyệt khoản vay đầu tiên trị giá 811 triệu USD nhằm thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo có tổng công suất 2.370 (MW).
-
Ngân hàng
Ngân hàng BRICS cấp khoản vay đầu tiên trị giá 811 triệu USD cho các dự án “xanh”
12:50' - 17/04/2016
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) vừa thông qua một loạt khoản cho vay đầu tiên trị giá 811 triệu USD cho các dự án năng lượng tái tạo tại 4 nước thành viên BRICS.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Phát triển BRICS giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ
11:47' - 22/03/2016
Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của BRICS sẽ phát hành trên thị trường tài chính những trái phiếu đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc với trị giá 1 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng phát triển của BRICS sắp phát hành trái phiếu
11:31' - 02/12/2015
NDB đang có kế hoạch phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ ở những nước BRICS để có thể giúp làm giảm tỷ giá hối đoái và hoán đổi rủi ro cũng như đưa ra các kênh tài chính mới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.