“Giải cơn khát” vật liệu san nền cao tốc từ cát biển
Trong bối cảnh nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và đường bộ cao tốc nói riêng đang gặp vướng mắc về nguồn cung vật liệu cát để san lấp, đắp nền, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung nghiên cứu, đưa ra các giải pháp khả thi nhằm sớm giải quyết vấn đề cấp bách này.
Năm 2023 Đề án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các Đề án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) được giao, chủ trì thực hiện, các nhà khoa học địa chất đã xác định trữ lượng, tài nguyên cát ở một số khu vực tại vùng biển Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu làm vật liệu san lấp hạ tầng đô thị theo tiêu chuẩn quốc gia. Sử dụng cát biển thay thế cát sôngTheo ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trước tình hình khan hiếm nguồn cung vật liệu san lấp, đắp nền, việc sử dụng cát biển thay thế cát sông đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Giải pháp này là khả thi với điều kiện Việt Nam.Kết quả của đề án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các Đề án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long” cho thấy, cát tại khu vực biển từ 0-10m nước tại tỉnh Sóc Trăng, có diện tích khoảng 250 km2, đạt yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5747:1993 (sau khi tách NaCl); đáp ứng được các tiêu chí cơ bản làm vật liệu san lấp nền đường ô tô theo TCVN 9436:2012 (sau khi tách NaCl).
Tài nguyên khoáng sản cát biển làm vật liệu san lấp cấp 333 + cấp 222 đạt 680 triệu m3, trong đó cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3. Diện tích được khảo sát này có đủ điều kiện chuyển giao đơn vị khai thác ngay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng theo Báo cáo kết quả Đề án được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ này đề xuất khu vực có điều kiện khai thác khả thi gồm diện tích 32 km2, có khoáng sản cát làm vật liệu san lấp với hàm lượng tổng cát 86%, tài nguyên cấp 222 là 145 triệu m3, phân bố tại khu vực biển có độ sâu phổ biến 2-5m, cách cửa Định An tính đến biên gần nhất là 20 km. Bộ đề xuất độ sâu khai thác từ 3-4m; phương pháp khai thác có thể sử dụng tàu hút xén thổi cỡ trung bình-nhỏ; vận chuyển bằng xà lan theo luồng hàng hải Định An đến nơi tiêu thụ. Công suất khai thác đề nghị mức 30-50 nghìn m3/ngày; thời gian khai thác liên tục trong 10 ngày và phù hợp nhất từ tháng 3-8 hàng năm. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp, đắp nền rất lớn. Chỉ tính riêng 4 Dự án cao tốc trọng điểm ở đây là cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau; cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; cao tốc Cao Lãnh -An Hữu; cao tốc Mỹ An-Cao Lãnh đã cần tới hơn 56 triệu m3, chưa kể tới nhu cầu vật liệu cát để đắp nền cho các Dự án khác do địa phương làm chủ đầu tư. Do đó, việc cát biển đủ điều kiện kỹ thuật làm vật liệu san lấp, đắp nền là một giải pháp khá hữu hiệu đối với khu vực này thời điểm hiện nay.Chủ động quan trắc, dự báo những tác động trong tương lai
Tuy nhiên, ông Trần Bình Trọng cũng lưu ý rằng, việc khai thác cát biển theo kịch bản (công suất, độ sâu, thời gian, mùa) tại khu vực nêu trên sẽ tác động nhỏ đến bờ biển, môi trường biển cũng như các hoạt động xói lở, bồi tụ bờ biển. Do đó, trong quá trình khai thác cần tiếp tục cập nhật tham số quan trắc môi trường nước biển để cập nhật mô hình toán hỗ trợ ra quyết định về khu vực, quy mô, độ sâu, công nghệ, thời điểm khai thác, từ đó dự báo được những tác động trong tương lai. Hiện nay, một số quốc gia sẵn sàng hợp tác chuyển giao công nghệ khai thác cát biển cho Việt Nam như Hà Lan, Vương quốc Anh; qua đó, việc lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ tối ưu hơn. Ông Trần Bình Trọng cũng đánh giá, trữ lượng cát sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn đủ khả năng đáp ứng cho giai đoạn tới. Bên cạnh đó, một số giải pháp khác thay thế cát lòng sông làm vật liệu san lấp đắp nền cũng đang cho kết quả khả thi. Điển hình là việc sử dụng đá tự nhiên (cát kết) nghiền, xay (hay còn gọi là giải pháp cát nhân tạo) hoặc đá thải từ quá trình khai mỏ. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh là một trong những đơn vị đi đầu trong hỗ trợ doanh nghiệp dùng đá thải từ mỏ than xay, nghiền ra thành cát nhân tạo. Việc này vừa giúp giảm khối lượng đất đá thải ở bãi thải mỏ, vừa tái sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản vật liệu trong xây dựng. Một giải pháp khác cũng được ông Trần Bình Trọng đề cập tới, đó là việc tận thu cát trong quá trình thi công nạo vét lòng hồ, luồng giao thông thủy định kỳ tại các hồ thủy điện, lòng sông theo quy định tại Luật Khoáng sản. Trong quá trình nạo vét, tận thu cát và làm sạch thành cát xây dựng, chủ đầu tư thực hiện đóng tiền quyền khai thác vào ngân sách nhà nước và địa phương. Tại một số địa phương có hồ thủy điện như: Sơn La, Kon Tum..., việc khai thác cát lòng hồ thủy điện thông qua hút bùn cát, nạo vét định kỳ vẫn thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên cát trong các lưu vực sông, hồ thủy điện, thủy lợi của Việt Nam.- Từ khóa :
- vật liệu san nền cao tốc
- cát biển
- cát sông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ bản hoàn thành san nền sân bay Long Thành
15:11' - 17/08/2023
Đến nay, gói thầu san nền sân bay Long Thành giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành, liên danh nhà thầu đã đào đắp được khoảng 105 triệu m3 đất (đạt hơn 91% khối lượng đào đắp) tại dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh hạn chế cấp mỏ đất san nền
12:49' - 04/04/2022
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh vừa có chỉ đạo, chính quyền địa phương hạn chế việc cấp mỏ đất san nền tại khu vực thành phố Hạ Long, Cẩm Phả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình: Cá nuôi biển chết bất thường chưa rõ nguyên nhân
17:10'
Nhiều hộ nuôi biển của Hợp tác xã sản xuất và Thương mại dịch vụ biển Vũng Chùa Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) lo lắng trước hiện tượng cá nuôi trong lồng chết bất thường.
-
Kinh tế & Xã hội
Vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội vẫn liên tục bị lấn chiếm
15:32'
Hà Nội đã nhiều lần ra quân với mục đích "giành" lại vỉa hè, lòng đường, lập lại trật tự đô thị, nhưng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vẫn tái diễn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội khắc phục tình trạng "tranh suất" cho con vào trường
15:29'
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết, năm nay ngành sẽ kiên quyết không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng từ 2 - 3 giờ, thậm chí xô đổ cổng trường để tranh suất cho con vào trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau phản ánh của TTXVN, tỉnh Bình Định chỉ đạo khắc phục công trình 37 tỷ đồng bỏ hoang
15:18'
Sau khi TTXVN có bài viết “Xây dựng công trình tưới nước tiết kiệm 37 tỷ đồng rồi bỏ hoang”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục để công trình sớm đưa vào sử dụng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phi đội trực thăng tập luyện trình diễn kéo cờ chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
15:11'
Ngày 9/4, Phi đội trực thăng của Không quân Việt Nam gồm 10 chiếc bắt đầu tập luyện kéo cờ Tổ quốc và cờ Đảng trên bầu trời Đồng Nai và các vùng lân cận.
-
Kinh tế & Xã hội
NASA ưu tiên sứ mệnh đưa người Mỹ lên Sao Hỏa
14:47'
Tỷ phú công nghệ Jared Isaacman, người được Tổng thống Trump đề cử làm người đứng đầu NASA, khẳng định sứ mệnh đưa phi hành gia Mỹ đặt chân lên Sao Hỏa sẽ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày đầu tiên thực hiện đấu giá biển số xe mô tô: Đấu giá thành công 474 biển số, tổng giá trị hơn 16,9 tỷ đồng
11:27'
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông ngày 8/4, ngày đầu tiên thực hiện đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy, đã có 474 biển số đấu giá thành với tổng giá trị tài sản hơn 16,9 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
11:15'
Được mệnh danh là “Giải Oscar của Khoa học”, Giải thưởng Breakthrough được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ Thung lũng Silicon nhằm tôn vinh những phát kiến khoa học đột phá.
-
Kinh tế & Xã hội
Diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh: Lịch trình và gợi ý vị trí quan sát
10:27'
Theo Ban Tổ chức, Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với lễ kỉ niệm.