Giải mã tục thờ rắn kỳ bí ở xứ Nghệ
Tục thờ rắn là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu đời trong văn hóa người Việt, xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao khát chinh phục, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kèm theo đó là mong muốn được bình an, an lành trong cuộc sống.
Tại Nghệ An hiện có rất nhiều ngôi đền thiêng đang thờ “thần rắn”, người dân địa phương đã tổ chức các lễ cầu nguyện hàng năm, dâng hiến những vật phẩm, với hy vọng thần linh có thể bảo vệ, giúp họ tránh khỏi mọi tai ương.
Huyền tích "ông cụt bàu Canh, ông lành bàu Ác"Tìm đến đền Canh - ngôi đền linh thiêng thuộc địa phận xã Đức Thành, huyện Yên Thành thờ " thần rắn" nhộn nhịp người dân đến dâng hương cầu bình an trong năm mới. Ngôi đền cũ theo thời gian, gốc si trăm tuổi quấn chặt lấy cổng vào khu thờ đức phụ, đức mẫu (thờ cha, mẹ thần rắn), càng khiến ngôi đền thêm linh thiêng, trầm mặc. Không ai biết đền Canh có tự lúc nào vì thế các câu chuyện về ngôi đền này thêm phần huyền bí.
"Đền Canh có nhiều giai thoại. Để nói về gốc tích ngôi đền thì phải bắt đầu từ một câu chuyện có phần kỳ bí, mang màu sắc cổ tích, được lưu truyền từ lâu nay tại địa phương", ông Hà Huy Quang, Trưởng Ban quản lý Di tích đền Canh mở đầu câu chuyện. Xa xưa ở đây là xứ Khe Gianh thuộc làng Xuân Hòa có một cặp vợ chồng là Hoàng Phúc Hữu và Vũ Thị Quyên làm nghề nông, sống thanh bình, đức hạnh, được mọi người quý mến. Dù tuổi đã cao nhưng hai vợ chồng ông Hữu, bà Quyên vẫn chưa sinh được con cái. Một ngày trời hè nóng nực, bà Quyên ra khe Gianh tắm mát. Sau khi tắm về, bà linh cảm trong người có sự đổi thay khác thường. Bất ngờ một thời gian, bà Quyên mang thai rồi sinh ra hai quả trứng.Người chồng thấy vợ sinh ra hai quả trứng nên buồn chán. Thấy vợ cũng không vui nên người chồng trấn an tinh thần rồi mang 2 quả trứng vào ấp cẩn thận. Đủ tháng đủ ngày, nở ra 2 con rắn đặt tên là Hoàng Tiến Sơn (rắn anh) và Hoàng Tiến Kỳ (rắn em).
Vợ chồng ông Hữu, bà Quyên vô cùng yêu quý hai đứa con đặc biệt của mình. Hai con rắn cứ thế lớn lên và rất khôn, đi đâu cũng theo giúp bố mẹ, sớm tối không rời. Một hôm trong lúc làm ruộng, người cha vô ý chặt đứt đuôi rắn anh. Bị cụt đuôi, rắn anh ngỡ ngàng giận dữ phùng mang và dựng ngược lên nhìn thẳng vào người cha. Người cha vừa thương con, vừa sợ hãi, quỳ xuống và luôn miệng: "Phụ bái tử, phụ bái tử" (cha lạy con). Rắn anh (rắn cụt) đau đớn bỏ đi. Nơi gò đất người cha quỳ xuống lạy con sau này người đời gọi là cồn "Bái tử phong".Rắn cụt đi theo hướng bàu Canh đến một vùng đất cao ráo, phong cảnh hữu tình trên bờ bàu Canh (vùng đất đền Canh bây giờ) để lại 1 giọt máu. Khi dân làng đến đây thấy vậy thì lập đền thờ, nhân dân trong vùng gọi là đền Canh (đền Hạ).
Sau đó, rắn cụt đi về hướng đông, qua đầm Quỳ Trạch, đến giữa đồng quằn quại vùng vẫy, máu rỏ ra đỏ cả vùng đồng, nơi rắn quẫy thành cái bàu nước, người dân gọi là bàu Canh. Cho đến nay hình dáng của bàu Canh vẫn nguyên dáng vẻ uốn lượn ngoằn nghoèo giữa cánh đồng lớn của xã Đức Thành giáp giới với xã Mã Thành. Chừng kiệt sức, rắn cụt bò lên rừng, đi lên khe nước đầu nguồn và chết ở đó, nơi ấy sau được gọi là Khe Thần. Lại nói về ông bà họ Hoàng, thương con, 2 vợ chồng lần theo dấu vết để đi tìm. Lặn lội đến mé rừng, người mẹ kiệt sức nằm lại, khu rừng ấy sau này được gọi là Ngàn Nhà Bà. Người cha gắng gượng đi tiếp, gần đến Khe Thần, cũng kiệt sức nằm lại, khu rừng ấy sau này được gọi là Ngàn Nhà Ông. Còn người em ở lại đi về hướng bàu Ác, làng Diệu Ốc, xã Đại Trung (nay là xã Phúc Thành), buồn vì cha mẹ và người anh bỏ mình mà đi, rắn lành bò lên bờ bàu Ác và chết ở đó. Tương truyền, anh em nhà rắn sau khi chết đều hóa thành những vị phúc thần. Theo ông Hà Huy Quang, trước đây người làng còn kể lại, có những đêm hè nóng nực, người dân nằm ở trong nhà nghe tiếng lá cây rung lắc mạnh, nghe rõ tiếng di chuyển ào ào như gió thổi, sáng ra thức dậy thì thấy cây cỏ đổ rạp theo lối đi kéo dài từ trên rừng xuống tận bàu nước. Người dân cho rằng đó là dấu của rắn thần về tắm mát. Hoặc những lúc đi ngang qua các khu rừng rậm rạp, nghe có tiếng gió thổi u u là lúc thần hiện."Vào những kỳ đại hạn, có gió Lào, các đồng khô nứt nẻ, đến bàu Canh và bàu Ác để khấn nguyện thì lập tức sẽ có mưa thuận gió hòa. Những lúc lũ lụt lớn, người dân đến bàu Canh và bàu Ác làm lễ khấn nguyện sẽ giảm, tránh được các đại họa do thiên tai gây ra. Do đó, người dân trong vùng tôn xưng rắn thần là "ông" và lập đền thờ ông cụt ở bàu Canh, đền thờ ông lành ở bàu Ác", ông Hà Huy Quang kể.
Gìn giữ tín ngưỡng văn hóaÔng Phan Quốc Toản, công chức văn hóa xã Đức Thành cho biết, mặc dù đền Canh đã có từ lâu đời nhưng gần đây mới được tôn tạo lại và công nhận là di tích cấp tỉnh. Hàng năm, vào rằm tháng Giêng, nơi đây tổ chức lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Hiện nay, đền Canh được tôn tạo tương đối khang trang, có hàng nghìn người khắp mọi miền đất nước đến dâng lễ, cầu yên cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu cho tai qua nạn khỏi. Đền có kiến trúc hình chữ đinh, có tứ trụ, tam quan, cạnh tam quan có hai con voi chầu bằng đá nguyên khối có đường nét chạm khắc rất tinh tế. Trong đền Canh Hạ còn có am nhỏ có tượng thờ mẹ người bồng hai con rắn. Trải qua thời gian, đến nay vẫn giữ được nhiều dấu tích cổ sơ như cổng tam quan, cặp voi đá, điện thờ thần rắn. Cổng tam quan của đền Canh Hạ có một cây si hình thù kỳ dị, thân và rễ cây như vô vàn những con rắn to nhỏ, ngắn dài ôm ấp bao bọc phủ kín hết cả tam quan, đồng thời ôm ấp lưu giữ những nét kiến trúc cổ kính từ xa xưa để lại. Coi là sự lạ, ngay tại tam quan người dân cũng lập bàn thờ để hương khói thờ phụng… Câu chuyện "ông Cụt Bàu Canh, ông Lành Bàu Ác" dù chỉ là truyền thuyết, nhưng đã phản ánh sâu sắc về vị trí quan trọng của rắn trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là ở mảnh đất xứ Nghệ. Tín ngưỡng thờ thần rắn là minh chứng rõ nét cho mối liên hệ mật thiết giữa con người với cội nguồn, với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Tín ngưỡng này cũng thể hiện cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên, coi thiên nhiên như một phần không thể tách rời trong cuộc sống và sinh tồn. Tại Nghệ An, tục thờ thần rắn gắn bó sâu sắc với đời sống cư dân nông nghiệp. Riêng ở hai huyện Diễn Châu và Yên Thành, có đến 9 ngôi đền thờ thần rắn, nổi bật là: Đền Canh (xã Đức Thành, Yên Thành), đền Sò (thị trấn Diễn Châu), đền Đức Thánh Cả (xã Diễn Lộc, Diễn Châu), đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành, Yên Thành)... Anh Hồ Mạnh Hà – Phó Phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho biết: “Tục thờ rắn là tín ngưỡng tự nhiên, phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường lao động nông nghiệp. Đối với người dân Nghệ An, tín ngưỡng này đã tồn tại hàng ngàn năm, minh chứng qua các di chỉ khảo cổ như hình tượng dao găm rắn ngậm chân voi tại làng Vạc, cùng các thần tích và sắc phong vẫn còn lưu giữ. Tục thờ thần rắn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của nước, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu – một biểu tượng thiêng liêng gắn liền với cuộc sống của cư dân nông nghiệp”.Tin liên quan
-
Đời sống
Độc đáo nghề tăm hương Quảng Phú Cầu
07:30' - 26/01/2025
Theo bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu có nhiều đổi mới, với các sản phẩm hương độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.
-
Đời sống
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
09:37' - 25/01/2025
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Máy bay chở gần 180 người hạ cánh khẩn cấp tại Denver, Mỹ
08:13'
Cục Hàng không Liên bang Mỹ cho biết ngày 27/7, máy bay Boeing 737 MAX8 của hãng hàng không American Airlines đã hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Denver, bang Colorado, sau khi có khói bốc lên.
-
Kinh tế tổng hợp
Sạt lở bủa vây tuyến độc đạo lên Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn
08:03'
Do ảnh hưởng của bão số 3, tuyến đường Quốc lộ 7 từ xã Con Cuông lên xã Mường Xén xuất hiện hàng chục điểm sạt lở.
-
Kinh tế tổng hợp
Tàu hỏa Đức trật bánh gây nhiều thương vong
07:35'
Hãng thông tấn Đức (DPA) dẫn lời các cơ quan an ninh của nước này cho biết ngày 27/7 đã xảy ra một vụ trật bánh tàu hỏa ở bang Baden-Wuerttemberg, Tây Nam nước Đức, khiến nhiều người thiệt mạng.
-
Kinh tế tổng hợp
Toàn cảnh vụ tàu trật bánh ở Đức khiến hơn 50 người thương vong
07:34'
Ngày 27/7, một đoàn tàu chở khách đã bị trật bánh tại khu vực rừng gần thị trấn Riedlingen, bang Baden-Württemberg, Tây Nam nước Đức.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 28/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7, sáng mai 29/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An bác thông tin đập hồ Thủy điện Bản Vẽ bị vỡ
19:50' - 27/07/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã chính thức bác bỏ thông tin này; đồng thời khẳng định đây là thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 28/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 28/7/2025. XSMB thứ Hai ngày 28/7
19:30' - 27/07/2025
Bnews. XSMB 28/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/7. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 28/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 28/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 28/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 28/7/2025. XSMT thứ Hai ngày 28/7
19:30' - 27/07/2025
Bnews. XSMT 28/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/7. XSMT thứ Hai. Trực tiếp KQXSMT ngày 28/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 28/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 28/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 28/7/2025. XSMN thứ Hai ngày 28/7
19:30' - 27/07/2025
Bnews. XSMN 28/7. KQXSMN 28/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/7. XSMN thứ Hai. Xổ số miền Nam hôm nay 28/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 28/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai ngày 28/7/2025.