Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về ESG, làm thế nào để cắt giảm phát thải khí nhà kính và sản xuất bền vững trong ngành gỗ là chủ đề được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận tại hội thảo "Doanh nghiệp ngành gỗ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính và sản xuất bền vững" do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (Hawa) phối hợp các đối tác tổ chức ngày 29/11.
Động lực để doanh nghiệp chuyển đổi số xuất phát từ chính áp lực công việc đối với đội ngũ lãnh đạon khi luôn phải hiện diện, ký quá nhiều giấy tờ mà không có đủ thông tin, khó phân quyền và khó quản lý. Thiếu kết nối dữ liệu khiến việc đưa ra quyết định khó khăn, hạn chế tương tác nội bộ…
Theo ông Phạm Duy Doanh, hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số để doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc chuyển đổi là quyết tâm của chủ doanh nghiệp, năng lực tài chính, sự thống nhất nội bộ, chấp nhận sự thay đổi, tuân thủ nghiêm ngặt tiến độ. Từ góc nhìn nội bộ, việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp làm chủ dữ liệu, tăng cải tiến và sáng tạo, cải thiện môi trường làm việc, tối ưu hoá chi phí và lợi nhuận. Việc chuyển đổi cũng giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng, tăng sự linh hoạt và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Nếu đối chiếu với bộ tiêu chuẩn ESG, chuyển đổi số giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng, minh bạch nguồn gốc gỗ hợp pháp, sản phẩm an toàn và thân thiện; cải tiến chất lượng sản phẩm và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Ông Lê Xuân Tân, Giám đốc điều hành Công ty Gỗ Hạnh Phúc cho rằng, việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tìm kiếm giải pháp thay thế năng lượng bền vững không nên xuất phát từ yêu cầu của đối tác, thị trường mà cần xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. Bởi việc chuyển đổi này giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong dài hạn và duy trì sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, áp lực tài chính, thời gian thu hồi vốn là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, việc đầu tư thay thế thiết bị máy móc hay hệ thống năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động của nhà máy khiến doanh nghiệp ngần ngại. "Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều biến động, lượng đơn hàng chưa ổn định, doanh nghiệp cần ưu tiên cải thiện nội lực của mình. Không nhất thiết phải đầu tư vào hệ thống thiết bị hay công nghệ hiện đại nhất, việc cải thiện năng lực, phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy, cải thiện năng lực vận hành, tối ưu hoá hệ thống hiện có của doanh nghiệp. Các quyết định đầu tư chuyển đổi lớn cần được đánh giá, khảo sát một cách kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí công nghệ và tài chính" ông Lê Xuân Tân khuyến nghị.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33' - 29/11/2024
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm sự an toàn môi trường kinh doanh thương mại điện tử
16:24' - 29/11/2024
Các nền tảng thương mại điện tử đã kết nối hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra cơ hội mới nhưng cũng kéo theo không ít thách thức.
-
Kinh tế tổng hợp
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu và hải đảo
14:34' - 29/11/2024
Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong hệ thống phân phối hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhờ các chính sách đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16' - 29/11/2024
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.