Giải pháp nào giúp doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ Hiệp định CPTPP?
Yếu kém về năng lực sẽ cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là nhận định được đưa ra tại hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam – đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 7/4 tại Hà Nội.
Hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá các vấn đề trong thực thi Hiệp định này và đưa ra khuyến nghị cho nhà nước, doanh nghiệp... trong thời gian tới.
Báo cáo tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay, nhiều doanh nghiệp đánh giá rằng sự thua kém về năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp so với các đối thủ sẽ cản trở việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng từ Hiệp định CPTPP và các hiệp định trong tương lai. Tiếp theo đó là các biến động và bất định của thị trường. Nhóm lực cản thứ ba liên quan tới yếu tố từ góc độ các cơ quan nhà nước, như: thiếu thông tin về các cam kết, chậm chạp, vướng mắc và thiếu linh hoạt cũng như các hạn chế khác trong tổ chức thực thi Hiệp định CPTPP và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) của các cơ quan nhà nước... Cuối cùng là một số nguyên nhân kỹ thuật như quy tắc xuất xứ, cam kết FTA bất lợi cho doanh nghiệp... Kết quả trên đã cho thấy những khác biệt so với khảo sát năm 2016 của VCCI. Nếu như 5 năm trước, bất cập trong thực thi của cơ quan nhà nước là những lý do chủ yếu cản trở doanh nghiệp thì nay nguyên nhân lại là từ năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.Theo báo cáo từ VCCI, để chuẩn bị cho tương lai xa mà ở đó Hiệp định CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, có tới 3/4 số doanh nghiệp cho biết họ đã và đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các hiệp định này. Đầu tiên là điều chỉnh để củng cố, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau đó, tính toán tận dụng các cơ hội thị trường trực diện từ Hiệp định CPTPP và các FTA. Cuối cùng, là các kế hoạch để sẵn sàng cho những cơ hội tầm xa.
Về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về Hiệp định CPTPP, có 69% doanh nghiệp nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định này, cao hơn tất cả các FTA khác, 25% doanh nghiệp có hiểu biết nhất định. Tuy nhiên, 20 doanh nghiệp mới chỉ có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết Hiệp định CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. “Kết quả này cho thấy, với một FTA khó và phức tạp như Hiệp định CPTPP thì cần thiết phải có những biện pháp thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới”, báo cáo nhận định. Ông Phan Hữu Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, doanh nghiệp khi tham gia Hiệp định CPTPP ngoài những thuận lợi mang lại, cần chuẩn chỉ và đi theo các quy định chung, quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt, chủ động tìm hiểu các thông tin về thị trường và các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Từ đó, có sự chuẩn bị về tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực để không bị sụt giảm về sản lượng và chất lượng.Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động thực chất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia một cách hệ thống đặc biệt là ở các thị trường mới, cập nhật thông tin thị trường và kết nối cung cầu.
“Các hoạt động này cũng cần được thiết kế theo nhóm đối tượng riêng, với ưu tiên đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ”, ông Lộc nói. Ngoài ra, với doanh nghiệp cần chủ động hơn tìm hiểu cơ hội, cam kết Hiệp định CPTPP và hành động hiện thực hóa lợi ích từ Hiệp định là đòi hỏi quan trọng nhất. Cùng đó, nâng cao năng lực cạnh tranh mà bắt đầu tư năng lực cạnh tranh của sản phẩm không chỉ là công việc thường xuyên mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp chớp được các cơ hội từ quá trình hội nhập. Trên thực tế, những điểm cần khắc phục để tận dụng Hiệp định CPTPP đã được nêu ra từ trước khi hiệp định có hiệu lực, như sự chủ động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vấn đề này các bộ, ngành đã phổ biến nhiều nhưng mức độ chủ động của doanh nghiệp còn chưa cao. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI: “trên trang web của chúng tôi có rất nhiều thông tin về Hiệp định CPTPP, các giải đáp nếu doanh nghiệp cần đều có, chia sẻ miễn phí, nhưng thực tế, số doanh nghiệp chủ động tìm đến vẫn rất thấp; doanh nghiệp cũng còn thờ ơ với các tác động của Hiệp định CPTPP và các FTA”. Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, ở các sản phẩm nông sản, chúng ta đã cố gắng cải thiện chất lượng, nhưng vì còn sản xuất nhỏ lẻ, nên khó khăn trong cải thiện một cách đồng bộ. Gia nhập Hiệp định CPTPP ngoài việc giúp doanh nghiệp tăng xuất khẩu thì còn là động lực để cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt tạo sức ép về cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa và năng lực của mình. Để tiếp tục tận dụng tốt hơn Hiệp định này thời gian tới, bà Nguyễn Cẩm Trang cho rằng, Chính phủ cần rà soát quy định pháp luật liên quan, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; tăng cường về truyền thông, thông tin về thị trường, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: CPTPP, EVFTA, EVIPA đã tạo đà cho phát triển và hội nhập nhanh
11:07' - 24/03/2021
Sáng 24/3, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp
Đa dạng liên kết thương mại Việt Nam - Canada từ Hiệp định CPTPP
10:40' - 23/03/2021
Sáng 23/3, Đại sứ quán Canada tại Hà Nội phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện Hiệp định (CPTPP).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.