Giải pháp nào giúp doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại?
Dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến nhiều nước nhập khẩu sử dụng triệt để các biện pháp phòng vệ thương mại cho việc bảo vệ sản xuất trong nước.
Cùng với đó, một loạt các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia có hiệu lực thực thi đã dẫn đến chiều hướng gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Dù đã tích lũy được ít nhiều năng lực và kinh nghiệm về phòng vệ thương mại, nhưng mức độ hiểu biết về các biện pháp này của doanh nghiệp trong nước vẫn là chưa đầy đủ dẫn đến sự lúng túng nhất định khi phải đối mặt giải quyết tranh chấp.
Vậy giải pháp nào giúp doanh nghiệp chủ động sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại? Đây sẽ là nội dung chính của cuộc trao đổi giữa phóng viên TTXVN với bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI).
Phóng viên: Thưa bà, với các hiệp định thương mại tự do, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì về phòng vệ thương mại?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Trong các hiệp định thương mại tự do mới hay truyền thống luôn có nội dung cốt lõi, đó là tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua việc loại bỏ phần lớn các hàng rào thuế quan.Chính vì vậy sẽ dẫn tới việc tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu với các đối tác trong hiệp định thương mại đã ký kết. Phòng vệ thương mại với tính chất là công cụ có thể được dùng để hạn chế lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm thay thế cho công cụ thuế quan đã bị loại bỏ dự báo cũng sẽ tăng lên.
Có thể thấy, trong chừng mực nhất định cùng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thì doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý đến nguy cơ các biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng nhiều hơn.
Phóng viên: Để doanh nghiệp Việt Nam tự bảo vệ khi bước vào thị trường lớn thì cần những biện pháp gì, thưa bà? Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Đối với phòng vệ thương mại, các thị trường lớn sử dụng công cụ này đối với các hàng hóa có năng lực cạnh tranh tốt và xuất khẩu mạnh của Việt Nam.Ví dụ như ở thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, giày da,…
Thời gian gần đây, không chỉ là những thị trường lớn hay mặt hàng có thế mạnh mà ngay cả những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam mới tìm được con đường xuất khẩu hoặc thấy được tiềm năng xuất khẩu thì đã là đối tượng của các vụ kiện phòng vệ thương mại. Đặc biệt điều này đang diễn ra ở những thị trường nhỏ và ngay cả ở khu vực ASEAN.
Kiện phòng vệ thương mại là quá trình đấu tranh pháp lý, kỹ thuật để doanh nghiệp có thể bảo vệ trước khiếu nại của các ngành sản xuất nội địa ở các thị trường nhập khẩu.
Vì vậy, việc doanh nghiệp có thể đạt được kết quả thế nào trong các vụ kiện phòng vệ thương mại phụ thuộc rất nhiều vào chính nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chuẩn bị.
Kiện phòng vệ thương mại là hình thức tương đối đặc thù và phức tạp, việc chuẩn bị cho các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tiến hành không chỉ khi vụ kiện đã xảy ra mà ngay cả trước khi có vụ kiện.
Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ để chứng minh cho chi phí sản xuất. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần duy trì hệ thống kế toán minh bạch, bởi khi vụ kiện đã xảy ra thì không quay trở lại để sắp xếp.
Đồng thời, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các hệ thống cảnh báo về nguy cơ phòng vệ thương mại để chuẩn bị trước. Bởi sớm một ngày thì doanh nghiệp có lợi một ngày.
Hiện có những hệ thống cảnh báo như từ các đối tác của doanh nghiệp ở nước ngoài, từ cơ quan quản lý nhà nước như Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội ngành nghề…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị về nguồn nhân lực, vật lực cho các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Tuy nhiên, khi bị kiện phòng vệ thương mại thì doanh nghiệp cũng cần xác định chiến lược của mình ở thị trường bị kiện. Không phải bất kỳ vụ kiện nào cũng phải tham gia đến cùng, nếu doanh nghiệp xác định đó là thị trường không thể bỏ được thì đầu tư tham gia. Còn nếu xác định là thị trường tạm thời hay tập trung vào thị trường khác thì doanh nghiệp cần chuyển hướng và không nên quá để ý.
Khi tham gia vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và trong bất kỳ vụ kiện nào, sự tham gia của một mình doanh nghiệp là chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chuyên gia về lĩnh vực này.
Phóng viên: Vậy bà đánh giá thế nào về việc nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng phó với các công cụ phòng vệ thương mại?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu nhiều hơn về phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp đã có sự đầu tư cả về nhân lực và vật lực để chủ động ứng phó với các nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại. Đặc biệt, doanh nghiệp đã bình tĩnh hơn khi đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại và đạt được nhiều kết quả có lợi hơn trong các vụ kiện.Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư và tường tận về phòng vệ thương mại mới chỉ dừng lại ở những ngành từng va vấp.
Với xu hướng bị kiện phòng vệ thương mại ở những thị trường không lớn, thông tin của doanh nghiệp về quy trình điều tra và kinh nghiệm về ứng phó của doanh nghiệp là không nhiều hoặc với những ngành trước đây chưa từng bị kiện phòng vệ thương mại mà bây giờ phải đối diện thì đây là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy, nhận thức của doanh nghiệp, sự chuẩn bị của doanh nghiệp rõ ràng ở nhiều lĩnh vực và trong nhiều trường hợp là chưa đủ, cần thúc đẩy trong thời gian tới.
Để đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật, những sự chuẩn bị này thường diễn ra từ trước chứ không phải khi vụ kiện xảy ra. Về mặt này, nhiều doanh nghiệp cũng còn lúng túng và chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Vì vậy, để chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nâng cao năng lực của chính mình khi mà nguy cơ luôn thường trực xảy ra ở các thị trường nước ngoài./.
Phóng viên: Xin cảm ơn bà!Tin liên quan
-
DN cần biết
Cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro
09:40' - 11/09/2021
Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Tiếp nhận hồ sơ chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía từ Thái Lan
10:43' - 01/09/2021
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan .
-
DN cần biết
Cảnh báo 10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại
17:12' - 16/08/2021
Cục Phòng vệ thương mại vừa cập nhật danh sách cảnh báo 10 sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.