Giải pháp nào gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp?
Theo các chuyên gia kinh tế, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thời gian qua đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn quá chậm so với kế hoạch đặt ra. Điều này đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể để thúc đẩy tốc độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Mới đạt 28% kế hoạch Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2017 – 2020 là 128 doanh nghiệp.Tuy nhiên, đến hết tháng 11/2020 mới chỉ cổ phần hóa được 37 doanh nghiệp đạt 28% kế hoạch.
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong tháng 12/2020 là 91 doanh nghiệp; trong đó xác định và công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 90 doanh nghiệp.
Về thoái vốn, lũy kế trong 11 tháng cả nước đã thoái được 979 tỷ đồng, thu về 2.031 tỷ đồng. Tổng số thoái vốn từ năm 2016 – tháng 11/2020 thoái 25.749 tỷ đồng, thu về 173.103 tỷ đồng. Đánh giá về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn từ 2016 đến tháng 11/2020, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, việc cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn này đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, cổ phần hóa vượt kế hoạch về số lượng, giá trị cổ phần nhà nước bán được đạt 11% nhiều hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (8%); thoái vốn đạt kết quả tốt, có nhiều thương vụ thoái vốn hiệu quả cao (Vinamilk, Sabeco…). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2016 - 2020 không phát sinh tiêu cực thất thoát vốn, tài sản nhà nước, doanh nghiệp; doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại tinh gọn hơn, hiệu quả hoạt động được nâng cao… Song ông Đặng Quyết Tiến cũng phải thừa nhận tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm,nhiều đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020. Cụ thể, Thành phố Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp chiếm 14% kế hoạch; Thành phố Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp; Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp; Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 Tổng công ty. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, công tác xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa được quan tâm nghiêm túc. Mặc dù số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa đã vượt kế hoạch đề ra tuy nhiên số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa ngoài kế hoạch nhiều hơn số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã ban hành (140 doanh nghiệp ngoài kế hoạch, 37 doanh nghiệp trong kế hoạch cổ phần hóa 128 doanh nghiệp của Chính phủ). Vướng mắc ở nhiều khâu Theo Bộ Tài chính, một trong những khó khăn làm chậm quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian qua được dư luận đề cập đến có liên quan đến việc xử lý tài sản, công nợ của các doanh nghiệp nhà nước.Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng vướng mắc về đất đai đã làm cản trở đến tiến trình cổ phần hóa có thể kể đến là tình trạng nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi cổ phần hóa mới sắp xếp, xử lý đất đai; vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên liên quan, giữa chủ sở hữu với các địa phương trong việc rà soát, sắp xếp, xử lý đất đai; nhiều vướng mắc phát sinh liên quan đến đất đai chậm được giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh trách nhiệm trong xem xét, xử lý tồn tại, thiếu sót trong thực hiện sắp xếp, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước
Ngoài ra, diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 khiến cho sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của xã hội bị đình trệ khiến cho việc cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Để đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về sắp xếp, đổi mới phát triển, nâng cao doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ. Đặc biệt trước thực tế tiến độ cổ phần hóa không hoàn thành kế hoạch, Bộ Tài chính đang hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2017/NĐ-CP để đẩy mạnh cổ phần hóa giai đoạn 2021-2025. Một số vấn đề liên quan đến đất đai cũng được sửa đổi như liên quan đến phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.Theo đó, dự thảo nghị định quy định, căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật, nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp khi cổ phần hóa và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa, bao gồm toàn bộ diện tích đất của doanh nghiệp cổ phần hóa và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh thì giải pháp chống thất thoát đất công cần tập trung xem xét các quy định về xử lý đất đai đối với các doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai, quản lý đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao, đánh giá mức độ sử dụng so với nhu cầu và quỹ đất được giao cho doanh nghiệp để xem xét tính hiệu quả. Bộ Tài chính cũng kiến nghị gửi tới Chính phủ lưu ý cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước phải thực hiện thoái vốn trong năm 2020 triển khai thoái vốn theo quy định; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quy định đối với các trường hợp thoái vốn gặp khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh cho phù hợp. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định. Bộ Tài chính cũng đề nghị, người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo quyết liệt trong việc cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đã đề ra, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả triển khai cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ đã giao./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp dồn dập thoái vốn tháng cuối năm
16:19' - 30/11/2020
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 12 sẽ diễn ra 7 phiên thoái vốn với tổng khối lượng cổ phần chào bán đạt gần 204 triệu đơn vị.
-
Tài chính
Lấp "lỗ hổng" cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
09:16' - 09/09/2020
Theo các chuyên gia kinh tế, để cổ phần hóa được 91 doanh nghiệp từ nay đến cuối năm, trung bình cả nước phải cổ phần hóa khoảng 22 doanh nghiệp/tháng, điều này không thể thực hiện được.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
20:54' - 21/08/2020
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp giao ban về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Công bố cáo bạch “Đề xuất thí điểm token hóa ETF” tại Việt Nam
21:03' - 18/07/2025
Việc token hóa tài sản là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số thành token kỹ thuật số trên blockchain.
-
Tài chính
Việt Nam đẩy mạnh cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới nâng hạng quốc tế
18:27' - 17/07/2025
Tại buổi làm việc với FTSE Russell, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam quyết tâm cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới mục tiêu nâng hạng và hội nhập quốc tế.
-
Tài chính
“Siêu” ngân sách 2.000 tỷ euro của EU vấp phải phản ứng trái chiều
12:13' - 17/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất một kế hoạch ngân sách dài hạn trị giá 2.000 tỷ euro, tập trung vào việc đối phó với sự cạnh tranh từ nước ngoài.
-
Tài chính
Thu nhập tăng, chi tiêu Hè của người Nhật Bản vọt lên mức kỷ lục
08:30' - 17/07/2025
Người dân Nhật Bản dự kiến chi trung bình hơn 100.000 yen (khoảng 670 USD) cho kỳ nghỉ Hè năm 2025.
-
Tài chính
Mỹ: Dữ liệu lạm phát tháng 6/2025 củng cố khả năng Fed duy trì lập trường thận trọng
15:27' - 16/07/2025
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 0,2% so với tháng trước. Mức tăng này thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 5/2025.
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.