Giải pháp nào thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nửa cuối năm?
(Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022. Theo các chuyên gia, sự suy giảm về xuất khẩu đã được dự cảm từ đầu năm song vẫn có những dấu hiệu cho thấy, tình hình có thể cải thiện nếu nửa cuối năm nay, các cấp, ngành và địa phương tập trung tổng lực thúc đẩy.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, kinh tế thế giới hồi phục chậm, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến sức mua suy giảm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn khi tình trạng thiếu đơn hàng tiếp diễn. Việc lựa chọn mở rộng thị trường mới hay nỗ lực giữ thị trường cũ là bước đi mang tính quyết định đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở thời điểm này.
Nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều khó khăn bởi đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều giảm mạnh.Từ thực tế biến động thị trường, nhiều doanh nghiệp đã có điều chỉnh chiến lược xuất khẩu như tìm kiếm cơ hội ở thị trường mới hay nâng cao chất lượng sản phẩm... doanh nghiệp rất mong đợi các chính sách tháo gỡ khó khăn từ nay tới cuối năm để hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là việc triển khai cho vay với lãi suất ưu đãi cho bà con và doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Theo Vasep, tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp thành viên trong ngành, mối bận tâm lớn nhất hiện nay của họ là vấn đề chi phí duy trì hoạt động và giải quyết hàng tồn kho. Tức là vẫn luôn phải có nguồn tiền trong sản xuất và giữ được các đơn hàng. Sau thời gian dài, nguồn lực của doanh nghiệp giảm nhanh.Để tồn tại, họ buộc phải cơ cấu lại các mặt hàng, tìm hiểu thị trường, sức mua, nhu cầu thực tế của thị trường. Thời điểm này mọi năm, doanh nghiệp đã có thể chuẩn bị cho các đơn hàng vào dịp cuối năm nhưng năm nay tình hình rất trầm lắng. Do đó, các doanh nghiệp rất mong sức tiêu thụ của thị trường sớm được hồi phục.
ương tự ngành thủy sản, xuất khẩu gỗ trong năm nay cũng sụt giảm rất mạnh, ông Nguyễn Hoàng Phước, đại diện Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Nam Việt Furniture cho biết, so với mọi năm, thậm chí là so với cùng kỳ năm 2022, tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thật giảm cả về số lượng và giá trị. Hầu như chỉ tập trung vào sản xuất gia công ODM là chủ yếu. Cũng vì thế, hoạt động sản xuất tại nhà máy bị ảnh hưởng và ngưng trệ theo. Trong khi sức mua chậm mà chi phí nguyên vật liệu tăng, hàng tồn và nợ phải trả cũng gia tăng. Hiện tại các doanh nghiệp ngành gỗ; trong đó có Nam Việt đang đối mặt sức ép về vốn vay ngân hàng, chi phí người lao động, nguyên liệu đầu vào.
Không chỉ đồ gỗ nội thất, đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ và Lâm sản ngoài gỗ tỉnh Nghệ An cho hay, nhiều quốc gia đang thắt chặt chính sách tín dụng, người dân thắt chặt chi tiêu… Điều này tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Mặc dù khó khăn, song vẫn có nhiều tín hiệu tích cực cho thấy vẫn có khả năng cải thiện được tình hình, khi mới đây, các ngành chắc năng đã tiếp tục đề xuất, kiến nghị hỗ trợ các giải pháp về chính sách, nhất là vốn vay, giãn thuế, giãn nợ để doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất phục vụ xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Chính phủ cũng đã và đang tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu nhằm thúc đẩy sự phục hồi của ngành xuất khẩu, gồm: việc tăng cường giải ngân các gói tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác. Khuyến nghị tới cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) lưu ý, trong bối cảnh hiện nay, để tận dụng tốt các lợi thế về những Hiệp định thương mại tự do đã ký kết cùng nhiều đối tác và khu vực, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tiếp tục tìm hiểu kỹ các ưu đãi về thuế quan để có sự chọn lựa tối ưu; nắm vững các điều kiện ưu đãi. Doanh nghiệp cũng cần có những phản ứng linh hoạt, nhạy bén với thị trường trong việc tìm kiếm các đối tác và thúc đẩy giao dịch, điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ nếu phù hợp; thực hiện các yêu cầu khác về thủ tục giấy tờ, hồ sơ vận chuyển....để được hưởng ưu đãi. Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 gặp khó khăn, nhưng có những tín hiệu tích cực cho sự hồi phục trong nửa cuối năm. Sự phục hồi của ngành xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự ổn định của tình hình kinh tế toàn cầu, việc thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu và khai thác các cơ hội mở rộng thị trường./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- xuất khẩu
- khai thác
- thị trường
- kinh tế
Tin liên quan
-
DN cần biết
Chuyển đổi xuất khẩu xanh đối mặt khó khăn
09:16' - 27/02/2023
Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu hướng và có bước chuyển đổi nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu xanh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi vẫn còn khá nhiều khó khăn trong thực tiễn.
-
DN cần biết
Tích cực đàm phán các FTA để thúc đẩy xuất khẩu
19:32' - 26/02/2023
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, Việt Nam cần tích cực đàm phán các FTA để thúc đẩy xuất khẩu, phấn đấu đạt mục tiêu tăng khoảng 6% và tiếp tục duy trì xuất siêu trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay
12:15'
Việc hoàn thành dự án Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025 sẽ giúp tăng cường bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay.
-
Doanh nghiệp
VCCI: Cân nhắc quy định thuế GTGT với tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu
10:39'
Theo doanh nghiệp, các quy định thuế GTGT hiện chưa phù hợp, không phân biệt sản phẩm tài nguyên khoáng sản thô hay đã chế biến sâu. Quy định cũng cần cân nhắc ở việc tăng chi phí doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp
Bỉ cân nhắc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trước tác động thuế quan của Mỹ
10:07'
Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Éléonore Simonet cho biết sẽ tiến hành phân tích tình hình cùng các cơ quan chức năng liên quan để đánh giá khả năng triển khai các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
-
Doanh nghiệp
Mảng quảng cáo cốt lõi chiếm gần 3/4 tổng doanh thu của Google
08:04'
Doanh thu từ mảng quảng cáo cốt lõi của Google chiếm gần 3/4 tổng doanh thu trong quý I/2025, tăng 8,5% lên 66,89 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Gắn biển dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì
21:34' - 25/04/2025
Dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì đã được gắn biển công trình chào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lần thứ IV.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - Khai mở toàn bộ tiềm năng nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ - Công nghệ của Masan
20:07' - 25/04/2025
Số hóa và tự động hóa toàn diện – “Go Digital” là mảnh ghép chiến lược cuối cùng trong hành trình tối ưu toàn bộ chuỗi giá trị của Masan.
-
Doanh nghiệp
Hành trình vươn ra thế giới của các hãng xe điện Trung Quốc
18:23' - 25/04/2025
Xe điện (EV) Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thị trường như châu Âu nhờ vào mức giá hấp dẫn, thiết kế đẹp và các tính năng công nghệ tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào khiến PVOIL tự tin đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
18:22' - 25/04/2025
Trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới biến động khó lường, đâu là giải pháp để PVOIL có thể đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41' - 25/04/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.