Giải phóng năng lực, gỡ vướng mắc cho các cơ sở y tế
Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện gồm 12 chương, 123 điều, nhiều hơn 3 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
Bên lề kỳ họp, một số đại biểu Quốc hội đã chia sẻ ý kiến và kỳ vọng vào những tác động tích cực nếu dự án Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần này.Là người công tác trong ngành Y, đại biểu Nguyễn Công Hoàng (Thái Nguyên), Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho rằng, Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) là luật có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến đời sống người dân. Đại biểu đánh giá cao Bộ Y tế đã chuẩn bị rất chu đáo dự án Luật, sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
“Tôi mong muốn Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) ban hành càng sớm càng tốt, nhất là trong bối cảnh Luật hiện hành không còn phù hợp với thực tiễn, thậm chí gây cản trở bước tiến hiện nay trong công tác khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, hợp tác công tư và đặc biệt là khám, chữa bệnh chất lượng cao”, đại biểu Nguyễn Công Hoàng chia sẻ. Trong dự thảo Luật lần này có nhiều điều khoản quy định mà theo đại biểu sẽ tháo gỡ những điểm thắt hiện nay trong huy động các nguồn lực xã hội đối với ngành y tế. Nhiều cơ sở y tế công lập đang có tình trạng xuống cấp hạ tầng nhưng lại “không dám” huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư nâng cấp hoặc thay mới do không có cơ chế pháp lý. “Tôi muốn nói đến việc huy động các nguồn lực xã hội đối với ngành y tế vô cùng cần thiết. Đây cũng là một trong những điểm để giảm đi các đầu tư công. Trong thời điểm mà đầu tư công còn nhiều hạn hẹp thì huy động các nguồn lực xã hội là vô cùng quan trọng”, đại biểu Nguyễn Công Hoàng nhấn mạnh. Để huy động các nguồn lực xã hội cho ngành y tế, đại biểu Nguyễn Công Hoàng cho rằng, Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) cần có những hành lang pháp lý chặt chẽ vừa tạo điều kiện thuận lợi song cũng đảm bảo cho việc huy động được công khai, minh bạch. Có cùng mong muốn Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Lê Thanh Vân (Thanh Hóa) cho biết, ông mong muốn Luật sửa đổi cần làm rõ đầu tư tư nhân và đầu tư công cũng như trách nhiệm của y tế tư nhân tham gia y tế công, khám chữa bệnh theo giá bảo hiểm y tế. Để y tế tư nhân phát triển lành mạnh, không có yếu tố trục lợi bảo hiểm y tế, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần định ra một tỷ lệ thích hợp khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế của các cơ sở y tế tư nhân.Luật cần đảm bảo cho y tế tư nhân kinh doanh có lãi, tạo ra nguồn vốn để tái đầu tư khoa khám, chữa bệnh, nghiên cứu ứng dụng về chẩn đoán lâm sàng và điều trị, đồng thời giữ được chân đội ngũ y, bác sĩ giỏi không ra nước ngoài làm việc để hưởng thù lao cao hơn, cũng như người bệnh có điều kiện kinh tế ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Đại biểu Lê Thanh Vân cũng chia sẻ thêm, việc phân định rõ đầu tư tư nhân và đầu tư công cũng đảm bảo cho việc giá dịch vụ y tế được thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, qua đó giải phóng năng lực, vướng mắc trong thực hành cơ chế tự chủ cho các cơ sở y tế. “Từ chỗ quy định khá chung mà thực chất là chưa có quy định, mới chỉ có quy định thí điểm thì nay các cơ sở y tế được chính thức sử dụng quyền của mình, tự chủ trong việc hạch toán. Hạch toán ở đây có nghĩa là hạch toán những chi phí theo quy định để chi trả đúng giá đối với các dịch vụ mà bắt buộc theo quy định về bảo hiểm y tế, tính đúng, tính đủ, còn ở khía cạnh khác thì họ được hạch toán để tổ chức đầu tư thêm và chi phí đấy sẽ được tính vào phí dịch vụ mà người bệnh phải chi trả ngoài bảo hiểm.Lần này luật quy định một cách rõ ràng, chứ không còn thí điểm tự chủ như trước nữa. Hay nói cách khác, nếu được Quốc hội thông qua, Luật sẽ chính thức hóa cho phép các cơ sở y tế được quyền làm, cái nào là nghĩa vụ công, cái nào là phần gia tăng đầu tư để chi cho đầu tư, thu bù đắp chi”, Đại biểu Lê Thanh Vân phân tích./.
Tin liên quan
-
Đời sống
COVID-19: Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine đủ, đúng lịch, phòng biến thể mới
18:29' - 06/01/2023
Ngày 6/1, thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã liên tục biến đổi, tạo ra các biến chủng, biến thể mới.
-
Kinh tế và pháp luật
Kết luận thanh tra về mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch tại Bộ Y tế
18:52' - 30/12/2022
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2323/TB-TTCP kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03' - 22/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore
19:34' - 22/01/2025
Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD
19:33' - 22/01/2025
Sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.
-
Kinh tế Việt Nam
Cung vượt xa cầu, ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám
19:06' - 22/01/2025
Nhìn chung bức tranh sản xuất kinh doanh của toàn ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22' - 22/01/2025
Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng các chế tài, xử lý mạnh hơn hành vi buôn lậu động vật
17:22' - 22/01/2025
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề “nóng” mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ gặp khó
17:21' - 22/01/2025
Xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.