Giải quyết 3 vấn đề cơ bản để chống ngập nước tại TP.HCM
Nhiều giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề ngập nước do mưa và triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh được các nhà khoa học và đại diện các sở, ngành đưa ra tại hội thảo: Tác động của ngập lụt tới kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó.
Hội thảo do Trung tâm công nghệ Môi trường – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/6.
Đánh giá về giải pháp chống ngập được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, kỹ sư Vũ Hải, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nước và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong 10 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã chi hơn 22.000 tỷ đồng để chống ngập nhưng kết quả không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra, năm sau ngập hơn năm trước và còn xuất hiện thêm nhiều điểm ngập mới.Nguyên nhân là do các giải pháp, dự án chống ngập do triều cường đang được thành phố triển khai thực hiện chưa được nghiên cứu kỹ, kinh phí quá cao và thời gian thực hiện quá dài.
Dựa trên cơ sở khoa học, thực tế, tính toán cụ thể, chi tiết, kỹ sư Vũ Hải đề xuất: Để giải quyết tốt việc thoát nước, Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản là chống ngập do triều cường, chống ngập do mưa và xử lý nước thải.Trong đó, để chống ngập do triều cường cần xây đập ngăn triều cường kiểu mới thông minh tại cửa sông Soài Rạp với các thông số kỹ thuật như xây dựng đập dài 3 km, sâu 5 - 6 m tại vị trí phía dưới ngã ba sông Vàm Cỏ - Soài Rạp cách cửa biển 11 km hoặc 16 km; xây dựng tuyến đê bao phía trái đập nối với Quốc lộ 50 dài 10 km hoặc sử dụng đường hiện hữu Quốc lộ 50 – phà Vàm Láng làm đê bao.
Bên cạnh đó, để chống ngập do mưa, cần phải lập các biểu đồ mới tính toán cường độ mưa thay cho các biểu đồ cũ đã lập cách đây hơn 20 năm do không còn thích hợp với tình hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.
Cùng với đó, thành phố cần thay hệ thống cống mới có khẩu độ lớn hơn hoặc dùng van ngăn triều cường kết hợp với trạm bơm cục bộ bơm nước ra sông; thay thế các hố ga thu nước hiện nay bằng các hố ga cải tiến ngăn rác, khử mùi vừa bảo đảm thoát nước, giảm chi phí tu dưỡng hàng năm, vừa góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm công nghệ Môi trường – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đề xuất: Đối với vấn đề ngập úng do mưa có thể thực hiện một số giải pháp chung như thu trữ nước mưa, xây dựng hồ điều hòa và bổ sung công trình tại các cửa xả cho một số hệ thống cống thoát nước của thành phố.Ngoài ra, thành phố tìm cách giải quyết ngập úng do cao độ bằng cách thoát nước ngập úng đến nơi có thể chứa được hoặc tìm cách ngăn chặn không cho nước từ khu vực cao đổ về khu vực thấp. Đồng thời, có thể dùng giải pháp máy bơm đưa nước ra khỏi vùng ngập, có hệ thống đê kè ngăn chặn nước từ khu vực cao đổ về hoặc kết hợp hiệu quả nhiều giải pháp chống ngập.
Đại diện Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Phan Anh Tuấn cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm thành phố và một phần của 5 lưu vực ngoại vi rộng 550 km2 với khoảng 6,5 triệu dân.
Trong đó, giải quyết 13/17 tuyến đường ngập nước do mưa, 23/23 tuyến đường ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách trước đây, 179/179 tuyến hẻm và 9 tuyến đường ngập nước do triều cường, xây dựng 7 nhà máy xử lý nước thải.
Theo Tiến sĩ Phan Anh Tuấn, để thực hiện các mục tiêu này, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai nhóm giải pháp công trình gồm đầu tư các dự án thuộc Quy hoạch 752, trong đó có dự án Quản lý rủi ro ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nạo vét, cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát, rạch Nước Lên với chiều dài 32 km để giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 14.500 ha; dự án nạo vét, cải tạo rạch Xuyên Tâm dài 8,2 km giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho 703 ha.Bên cạnh đó, Quy hoạch 1547 có các dự án như xây dựng 8 cống kiểm soát triều cường, 68 cống nhỏ dưới đê, xây dựng 7,8 km đê bao xung yếu thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và 12 km đê bờ tả sông Sài Gòn; nạo vét, cải tạo các trục tiêu thoát nước chính tại các kênh, rạch Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu, Xóm Củi, Lung Mân.../.
>>> Mưa lớn gây tắc nghẽn giao thông tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
Tin liên quan
-
Đời sống
Thành phố Hồ Chí Minh: Mưa lớn gây ngập nhiều nơi
20:03' - 20/05/2018
Cơn mưa lớn bắt đầu từ 16 giờ đến khoảng 18 giờ ngày 20/5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã gây ngập nhiều tuyến đường ở khu vực trũng thấp và làm đổ cây xanh khiến giao thông một số nơi bị ùn ứ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều khu vực trũng thấp ở TP Hồ Chí Minh bị ngập trong mưa lớn
22:10' - 19/05/2018
Hai cơn mưa lớn vào chiều và tối 19/5, đã khiến nhiều khu vực trũng thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh ngập nước, giao thông bị ùn ứ trên các tuyến đường, một số nơi xảy ra tình trạng cây xanh ngã đổ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.