Giải quyết tình trạng thiếu đất san lấp tại cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Tháng 6/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 (đã khởi công và sắp khởi công); trong đó, có cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Ngay sau khi văn bản được ban hành, các đơn vị liên quan đã triển khai các bước thực hiện, phối hợp tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo đất san lấp phục vụ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã có văn bản hướng dẫn Ban Quản lý dự án Thăng Long - đại diện chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cùng các nhà thầu lập, hoàn thiện hồ sơ khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp tại các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.Ngoài ra, căn cứ quy định của pháp luật, tỉnh Đồng Nai cũng giao các đơn vị liên quan thẩm định, phê duyệt phương án hạ nền cải tạo đất để tận dụng nguồn đất san lấp phục vụ dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian, cũng như đơn giản hóa thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản thông thường làm vật liệu cung cấp cho cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện đơn giản hóa các bước thực hiện thẩm định đề án thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu san lấp.Đồng thời, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về việc bổ sung các khu vực vào quy hoạch, khai thác thăm dò khoáng sản.
Theo ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, mới đây, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã khảo sát thực địa các mỏ đất phục vụ dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.Tỉnh cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá trữ lượng, sau đó tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương cho cải tạo đất để lấy đất san lấp, đẩy nhanh tiến độ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, bảo đảm cải tạo đất phải được tiến hành chặt chẽ, tránh phát sinh bất cập.
Tới đây, trong quá trình khai thác, vận chuyển đất đắp nền, đơn vị thi công cần tuân thủ các quy định, không để việc khai thác, vận chuyển đất làm hư hỏng đường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là một trong 11 dự án thành phần dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.Tuyến cao tốc có chiều dài 99km, từ Bình Thuận đến Đồng Nai, được khởi công vào tháng 9/2020.
Để làm tuyến đường này, các đơn vị cần khoảng 5,4 triệu m3 đất đắp nền ,nhưng đến nay đã khởi công được hơn 1 năm, các nhà thầu vẫn đang thiếu hàng triệu m3 đất san lấp, chủ yếu đoạn qua tỉnh Đồng Nai.
Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long cho rằng, trên tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có 4 gói thầu; trong đó, tình trạng thiếu đất san lấp xảy ra trầm trọng nhất tại gói thầu số 3.Đối với đất san lấp, dù Ban Quản lý dự án Thăng Long, các nhà thầu và các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực phối hợp, nhiều lần họp bàn, song do vướng quy định của pháp luật nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc liên danh gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cho biết, gói thầu số 3 chiều dài hơn 35km, là là gói thầu có khối lượng công việc lớn nhất trên tuyến cao tốc và cần hơn 3,4 triệu m3 đất đắp nền đường.Thời gian qua, do các mỏ vật liệu chậm được cấp phép nên nhà thầu phải tận dụng tối đa nguồn đất đào trên tuyến để san lấp. Tuy nhiên, nguồn đất đào đến nay đã hết, gói thầu còn thiếu khoảng 2,2 triệu m3 đất san lấp.
Ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết thêm, theo hồ sơ kỹ thuật, gói thầu số 3 có 4 mỏ đất nằm trong quy hoạch ở huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, song hiện cả 4 mỏ đều chưa được cấp phép.Vừa qua, liên danh gói thầu số 3 kiến nghị và được các ngành chức năng cho phép hạ nền, cải tạo đất ở một số vị trí, đồng thời rút ngắn thủ tục cấp phép khai thác 2 mỏ đất để lấy đất làm đường. Tới đây, vấn đề đất đắt nền phục vụ dự án nhiều khả năng sẽ được giải quyết.
Từ khi có Nghị quyết 60 của Chính phủ, các cấp chính quyền của Đồng Nai đã hướng dẫn Ban Quản lý dự án Thăng Long phối hợp cùng các nhà thầu thi công lập hồ sơ xin khai thác khoáng sản, trực tiếp tiến hành khảo sát, thẩm định vị trí khai thác, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong các quy trình, thủ tục, từ đây vấn đề thiếu đất san lấp phục vụ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dần được giải quyết, tạo tiền đề cho các đơn vị hoàn thành dự án đúng tiến độ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà thầu cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây gặp khó vì vướng mặt bằng
19:45' - 09/06/2021
Tuy nhiên, đến nay, cao tốc đã thi công được hơn 8 tháng nhưng chủ đầu tư vẫn chưa có đầy đủ mặt bằng sạch, có những nơi, người dân còn cản trở thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nguy cơ chậm tiến độ do thiếu đất san lấp
08:30' - 04/06/2021
Đến nay, nguồn đất san lấp cho cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang thiếu trầm trọng, nên dự án này có nguy cơ chậm tiến độ.
-
DN cần biết
Bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây vào đầu tháng 9
18:37' - 19/08/2020
Dự kiến, vào đầu tháng 9/2020, tỉnh Đồng Nai sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.