Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nguy cơ chậm tiến độ do thiếu đất san lấp
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là 1 trong 11 dự án thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông có chiều dài gần 100 km, đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, được khởi công cuối tháng 9/2020, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Dự án có 4 gói thầu với tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Để làm cao tốc, các đơn vị thi công cần khoảng 5,4 triệu m3 đất đắp nền đường. Tuy nhiên, đến nay, nguồn đất san lấp đang thiếu trầm trọng, gây khó khăn cho các nhà thầu và tuyến cao tốc có nguy cơ chậm tiến độ.
Tháng 10/2020, liên doanh nhà thầu gồm Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Trung Chính (liên doanh Vinaconex – Trung Chính) đã huy động máy móc, nhân lực thi công gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.Gói thầu có chiều dài hơn 35 km, cần 3,4 triệu m3 đất san lấp. Đến nay, nhà thầu mới có hơn 1,2 triệu m3 - phần lớn đều là khối lượng đất tận dụng trong quá trình bóc đất trên tuyến. Với số đất còn lại, nếu không có nguồn cung, đến cuối tháng 6 này việc thi công gói thầu số 3 sẽ đình trệ, dự án chậm tiến độ.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc liên doanh gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cho biết, khó khăn lớn nhất khi làm gói thầu số này là thiếu vật liệu đất đắp nền. Theo thiết kế kỹ thuật, gói thầu số 3 lấy đất ở 4 mỏ thuộc huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để san lấp.Tuy nhiên, đến nay quy hoạch cả 4 mỏ vẫn nằm trên giấy, chưa được phê duyệt. Hiện nhà thầu đang phải đi mua đất trên thị trường để thi công một số đoạn, về lâu dài, điều này không khả thi, bởi nguồn đất san lấp hiếm, ở xa, trong khi đó nhà thầu cần khối lượng rất lớn. Nếu tiếp tục mua đất xa với giá cao sẽ phá vỡ phương án tài chính của nhà thầu.
Gói thầu số 4, cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây có chiều dài 16 km, do liên doanh Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 đảm nhận. Để làm đoạn đường này, nhà thầu cần gần 1 triệu m3 đất đắp nền. Theo hồ sơ đã được duyệt, mỗi m3 đất phục vụ gói thầu số 4 có giá khoảng 80.000 đồng, toàn bộ đất được lấy từ 3 mỏ gần địa điểm triển khai dự án. Ông Lê Anh Tuấn, Chỉ huy trưởng gói thầu số 4, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cho biết, quá trình làm đường, giai đoạn đầu bắt buộc phải có đất đắp nền, không có đất đắp là không có đường.Từ khi lập hồ sơ, ngành chức năng đã quy hoạch các mỏ vật liệu phục vụ dự án, song nghịch lý là gói thầu số 4 cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây triển khai được 8 tháng, nhưng cả 3 mỏ vẫn chưa được cấp phép.
Để đảm bảo tiến độ công trình, nhà thầu đã phải mua hàng trăm nghìn m3 đất ở mỏ đá Núi Nứa (thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Mỏ đá Núi Nứa cách gói thầu số 4 hơn 20 km, giá mỗi m3 đất tại mỏ chỉ 88.000 đồng, nhưng khi đưa đến công trình thì lên tới 148.000 đồng. Khả năng cung ứng đất của mỏ cũng rất chậm, đôi khi phải mất 1 tuần nhà thầu mới mua được vài nghìn m3 đất.
“Giá đất nhà thầu mua cao là vì chi phí vận chuyển xa. Ngoài ra, đất ở mỏ đá Núi Nứa là đất tầng phủ, có lẫn đá, sau khi khai thác phải nghiền thì mới dùng để đắp nền đường. Do là đất lẫn đá, nên khi đắp nền nhà thầu phải sử dụng nhiều máy và nhân lực để lu đầm, chi phí tiếp tục tăng. Mong ngành chức năng nhanh chóng cấp phép mỏ, sớm ngày nào đỡ thiệt hại cho nhà thầu ngày đó”, ông Lê Anh Tuấn chia sẻ. Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, để xây dựng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, các đơn vị cần khoảng 5,4 triệu mét khối đất đắp nền đường. Đến nay, ngành chức năng đã cấp phép 8 mỏ. Các mỏ này chỉ có thể lọc được khoảng 1 triệu mét khối đất. Hiện vẫn còn 12 mỏ đã được quy hoạch tại tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận nhưng chưa được cấp phép khai thác, tuyến cao tốc còn thiếu hơn 3,5 triệu m3 đất đắp nền. Đại diện Ban quản lý dự án Thăngng Long, cho biết: Việc thiếu đất san lấp gây thiệt hại rất lớn về tài chính đối với các nhà thầu cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Ban quản lý dự án Thăng Long đã có nhiều văn bản kiến nghị cơ quan Trung ương, chính quyền tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận nhanh chóng cấp phép các mỏ vật liệu phục vụ dự án.Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương căn cứ vào Luật Khoáng sản, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về cấp phép khai thác đối với khoáng sản.
Liên quan đến đất san lấp cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, vừa qua, các cơ quan Trung ương đã có nhiều văn bảnchỉ đạo tỉnh Đồng Nai xem xét, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các mỏ. Tỉnh Đồng Nai cho rằng, theo quy định, việc cấp phép mỏ vật liệu cần nhiều thời gian, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát, bỏ bớt những quy định không cần thiết khi cấp phép đất làm vật liệu san lấp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bắc - Nam, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thiếu 4,4 triệu m3 vật liệu đắp nền
11:53' - 02/05/2021
Theo tính toán dự án cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết cần khoảng 5,4 triệu m3 vật liệu đất đắp nền đường. Tuy nhiên, hiện mới khoảng 1 triệu m3, do đó vẫn còn thiếu 4,4 triệu m3 vật liệu đất đắp nền.
-
Doanh nghiệp
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết lo lỡ nhịp thi công vì thiếu vật liệu
19:25' - 30/04/2021
Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết có chiều dài 101km đã cơ bản được phát quang, dọn dẹp để thi công đồng loạt. Hệ thống đường công vụ cũng đang gấp rút hoàn thành...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách