Giảm áp lực tài chính giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Càng về cuối năm, áp lực tài chính càng đè nặng trên vai các doanh nghiệp. Mối lo về nguồn vốn chuẩn bị hàng Tết, đáo hạn khoản vay tín dụng ngân hàng, kết toán thuế, phí và dự trù nguồn lực cho sản xuất năm mới đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 kịp thời, hiệu quả, khả thi, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.
Cùng với đó, nhiều ngân hàng thương mại chủ chốt cũng liên tục thông báo hạ lãi suất cho vay song song với triển khai các chương trình cho vay ưu đãi, kích cầu tiêu dùng; hướng tới mục tiêu hỗ trợ thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, phản hồi từ rất nhiều doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phàn nàn về sự khó khăn và bị động trong tiếp cận nguồn vốn giá rẻ.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh bất động sản SGO Miền Bắc cho hay, nỗi lo tài chính đối với doanh nghiệp; nhất là ở thời điểm cận Tết là chuyện bình thường. Mới đây, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa có Quyết định công bố mức lãi suất cho vay với mức lãi suất ưu đãi chỉ khoảng 1,2%/năm đối với vay ngắn hạn, 4,4%/năm với trung và dài hạn nên nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của rất đông doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện cho vay khá ngặt nghèo, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiêu chuẩn đề ra. Với những khó khăn chung hiện tại, nhất là các khoản vay tới hạn, SGO Miền Bắc vẫn đang xử lý một cách từ từ. Còn việc huy động vốn, cũng tùy theo từng dự án vì còn nhiều cơ hội đầu tư và tiền trong dân vẫn còn.
Đây cũng đang là kênh huy động vốn chủ yếu mà trước giờ SGO Miền Bắc vẫn tiến hành. Bối cảnh này, phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể khiến doanh nghiệp gặp bất lợi về thế chủ động đón bắt cơ hội kinh doanh, thời điểm là yếu tố rất quan trọng. Hiện tại, doanh nghiệp cũng chủ trương không đầu tư dàn trải và tập trung tinh gọn hệ thống, nâng cấp trình độ quản trị và đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh doanh năm 2024 tăng thêm 20% so với năm nay.
Cùng là doanh nghiệp trong ngành xây dựng, ông Lê Hữu Thông, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Hoàng Thông lại gặp khó khăn hơn. Doanh nghiệp đang rất cần vốn để triển khai hợp đồng với đối tác nhưng cũng chưa thể vay vốn; nhất là từ phía các tổ chức tín dụng. Về cơ bản thì cơ quan nào cũng vẫn đòi hỏi tài sản thế chấp.
Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng "ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn nhưng cả hai không đến được với nhau" như phản ánh của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại cuộc họp Quốc hội hồi đầu tháng 11 vừa qua. Thấu hiểu tình hình phía ngân hàng cũng cần phải đảm bảo an toàn tín dụng, bảo toàn hệ thống nhưng ở bối cảnh hiện tại, chắc doanh nghiệp nào cũng có chung mong muốn, các đối tác ngân hàng sẽ thay đổi chính sách, đánh giá tính khả thi của từng dự án và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp khi xét duyệt hồ sơ cho vay.
Thông qua chính sách cho vay tín chấp có lẽ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc cho doanh nghiệp; tháo gỡ không ít khó khăn và "khớp lệnh" giữa cung - cầu tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Chỉ bằng cách này, doanh nghiệp mới có thể dễ dàng tiếp cận vốn hơn, mạnh dạn đầu tư trong kinh doanh và thúc đẩy sản xuất.
Từ góc nhìn của nhà quản trị, ông Nguyễn Bá Diệp - Sáng lập viên Ví điện tử Momo cho hay, thường thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ luôn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Các doanh nghiệp này vốn yếu về báo cáo tài chính, sổ sách quản lý nguồn tiền, doanh thu... nên việc ứng dụng số hóa trong quản trị có thể là cách giúp các doanh nghiệp minh bạch hơn, có thể dùng để chứng minh tài chính với ngân hàng, tiếp cận vốn vay dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Thực trạng yếu kém trong công khai, minh bạch tài chính và kế hoạch kinh doanh từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa là không thể phủ nhận, thậm chí là chậm tiến bộ. Đây là một trong ba mấu chốt khiến cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể xây dựng lòng tin với nhau, nên quan điểm chung là nên tăng cường hoạt động cho vay tín chấp. Về bản chất, các ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên khi cảm thấy yên tâm về sức khỏe của người đi vay thì chắc chắn sẽ không từ chối, ông Diệp nhấn mạnh.
Có thể thấy rằng, khơi thông tín dụng hỗ trợ cho khu vực sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm, cận Tết là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần có thêm những giải pháp căn cơ, thiết thực và đáp ứng thực sự nhu cầu của người vay, của doanh nghiệp muốn vay. Bởi lúc này, điều họ cần và mong đợi chính là giảm bớt tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng giá rẻ; song song đó là kiểm soát chặt dòng tiền và đánh giá đúng khả năng trả nợ.
- Từ khóa :
- tài chính
- ngân hàng
- Việt Nam
- bất động sản
Tin liên quan
-
Tài chính
Quản trị xanh, kênh hấp dẫn tiếp cận nguồn vốn xanh
14:40' - 22/11/2023
Những năm gần đây, Việt Nam đã huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế, thông qua việc hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Không đánh đổi ưu tiên giải ngân nguồn vốn bằng mọi giá
17:46' - 30/10/2023
Lâu nhất là chỉ nên kéo dài nguồn vốn năm 2022 và 2023 đến hết quý I năm 2024, nếu vẫn chưa hoàn thành thì sẽ coi như không hoàn thành nhiệm vụ, chuyển nguồn vốn này sang cho nội dung khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân đối nguồn vốn để cấp điện, tạo quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
17:32' - 30/10/2023
Còn rất nhiều người dân vùng sâu, vùng xa chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại, không được tiếp cận với tiện ích và văn minh do điện đem lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20'
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27'
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.