Giảm phát - bài toán nan giải của kinh tế Trung Quốc
Giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, làm nổi bật áp lực giảm phát dai dẳng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
NBS cho biết giá tiêu dùng sẽ tăng 0,1% nếu không tính đến tác động của Tết Nguyên đán đến sớm hơn.
Trong khi đó, Chỉ số giá sản xuất (PPI) chuyên theo dõi giá bán buôn đã giảm 2,2% trong cùng kỳ báo cáo. Như vậy, PPI của Trung Quốc đã giảm 29 tháng liên tiếp kể từ tháng 10/2022. Các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs cho hay khi bỏ qua những biến động thời vụ tạm thời, cả CPI và PPI của Trung Quốc đều quá thấp trong hai năm qua, làm nổi bật sự mất cân bằng cung và cầu trong nền kinh tế Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chịu sức ép từ chi tiêu tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng, triển vọng thị trường lao động không chắc chắn và khó khăn kéo dài trong lĩnh vực bất động sản. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc cũng phải đối mặt với áp lực khi Mỹ gia tăng cuộc chiến thương mại với quốc gia vốn dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng này. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng là 5% cho năm 2025, tương đương với năm ngoái. Trung Quốc cũng hạ mục tiêu tăng giá tiêu dùng trong năm nay từ 3% xuống 2%, báo hiệu Bắc Kinh đã công nhận áp lực giảm phát đang diễn ra. Nhưng trong kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc (Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc) mới đây, chính phủ nước này đã không công bố những biện pháp kích thích quy mô lớn để thúc đẩy tăng trưởng dù các quan chức nhấn mạnh cần phải thúc đẩy tiêu dùng. Giới chuyên gia cho biết, vấn đề giảm phát có thể khó ứng phó hơn lạm phát vì điều đó đòi hỏi các nước phải giải quyết những vấn đề cơ bản đằng sau nó. Trong trường hợp của Trung Quốc, đó là sự kết hợp của công suất dư thừa và sự miễn cưỡng trong chi tiêu, đầu tư của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Ngoài ra, theo báo cáo của ngân hàng Barclays, cuộc khủng hoảng bất động sản đã xóa sổ khoảng 18.000 tỷ USD trong tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc, bên cạnh tình trạng mất việc làm do đại dịch COVID-19. Càng khiến tình hình thêm trầm trọng là Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp mức thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo một ước tính của tập đoàn tài chính Maybank Investment Banking Group, động thái này có thể khiến GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tới 1,1 điểm phần trăm trong trường hợp xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm 50%. Ông Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của S&P Global Ratings, cho biết Trung Quốc cần giải quyết các vấn đề bao gồm sản xuất công nghiệp dư thừa và những ngành công nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe, lương hưu và giáo dục sẽ khiến người dân cảm thấy tự tin hơn về tình hình tài chính của họ. Theo ông Kuijs, trong ngắn hạn, bất cứ điều gì làm tăng thu nhập hộ gia đình đều sẽ giúp ích cho hoạt động tiêu dùng. Nhưng quan trọng hơn là yếu tố cải cách cơ cấu. Điều đó đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải tăng cường vai trò trong y tế, giáo dục và an sinh xã hội.- Từ khóa :
- trung quốc
- kinh tế
- giá tiêu dùng
- giảm phát
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc khi nỗi lo giảm phát trở lại
11:46' - 10/03/2025
Số liệu tiêu dùng mới nhất của Trung Quốc đã củng cố thêm tình hình nền kinh tế trong nhiều tháng qua là áp lực giảm phát vẫn còn, lĩnh vực bất động sản vẫn trì trệ, nhu cầu trong nước yếu...
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.